"USB sát thủ" trở lại với thế hệ thứ 3: truyền gấp đôi lượng điện vào máy bạn để nướng linh kiện nhanh hơn
Không chỉ vậy, lần này nó còn có phiên bản "Anonymous" - không có logo hay nhãn hiệu, khiến nó được "ngụy trang" giống như một chiếc USB thông thường mà thôi.
USB Killer là tên gọi của một chiếc USB có khả năng lấy dòng điện từ thiết bị điện tử để sạc đầy cho các tụ điện ở bên trong, sau đó sẽ phóng ngược lại dòng điện này và khiến cho thiết bị điện tử đó hỏng ngay lập tức (do các linh kiện bên trong đều đã bị "nướng" sạch). Và nó đã trở nên nguy hiểm hơn nữa.
Thế hệ thứ 3 của loại “USB sát thủ” này, USB Killer V3, được cho là mạnh gấp rưỡi khi truyền được lượng điện nhiều gấp đôi người tiền nhiệm của mình, truyền 8 đến 12 đợt tăng điện áp tương đương hơn 200V vào một thiết bị khi nó được cắm vào.
Và tệ hơn nữa, nhà sản xuất của nó giờ đây còn bán kèm cổng chuyển đổi sang USB C, Lightning và MicroUSB. Để ngụy trang cho chiếc USB Killer này, công ty có trụ sở tại Hồng Kông – cha đẻ của nó, đã “trình làng” phiên bản nặc danh, xóa bỏ hoàn toàn logo đầu lâu và nhãn hiệu để trông nó không khác gì một chiếc USB thông thường.
USB Killer đã được Ủy ban Truyền thông Liên bang và Châu Âu cấp phép cho lưu hành, nhà sản xuất quảng cáo nó là một thiết bị dùng thể thử nghiệm khả năng ngăn dòng điện lớn của máy và hiện đang được bày bán với giá 50USD (tương đương 1,1 triệu đồng). Sản phẩm này được chứng nhận, đồng nghĩa với việc nó an toàn cho người sử dụng và sẽ không gây giật điện khi dùng. Nói cách khác, mục đích sử dụng “đen tối” của USB Killer chưa được thông qua và chứng nhận bởi các cơ quan chức năng.
Công ty USB Kill cũng cho biết bất kỳ thiết bị nào bắt chước tính năng này của họ đều được cho là sẽ gây nguy hiểm cho người dùng vì không ổn định. Họ cũng cảnh báo người dùng không nên tự mình tinh chỉnh chiếc USB của họ hoặc cố gắng tháo gỡ nó ra.
Có rất nhiều điều mờ ám đằng sau chiếc USB Killer V3. Nhà sản xuất nói rằng nó là một công cụ để thử độ bền của máy, và đúng là nó có công dụng đó thật. Tuy nhiên, nếu bất kỳ ai cũng có thể mua nó, thì họ cũng có thể sử dụng nó cho một mục đích khác như phá hoại, chơi xấu nhau, … Không những thế, sự ra đời của phiên bản nặc danh cũng khiến mọi thứ càng khả nghi hơn, bởi tại sao một thiết bị kiểm tra lại cần phải “cải trang”?
Dù sao đi nữa thì họ cũng tuyên bố không liên quan gì hết nếu máy bạn bị hư hại khi cắm chiếc USB “sát thủ” này vào. “Việc phá hỏng linh kiện của bên thứ ba bằng thiết bị này là hoàn toàn trái với pháp luật và USB Kill sẽ không nhận trách nhiệm về phần mình,” là dòng chữ mà họ viết trên trang chủ của mình.
Theo Digital Trends
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"