Cuối thế kỷ này, dân số thế giới sẽ tiếp tục đón hơn 4 tỷ người mới. Liệu con số này có thể trở thành mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với an ninh lương thực toàn cầu?
Theo một phân tích mới đây từ bộ phận quy hoạch dân số của Liên Hợp Quốc, nhân loại đang đứng trước mối lo dân số có thể đạt tới hơn 11 tỷ người vào năm 2100.
Dân số quá đông kéo theo nhiều vấn nạn đau đầu đối với các quốc gia trên thế giới.
Dân số lâu nay vẫn luôn là gốc rễ của nhiều vấn đề liên quan đến sự bền vững. Dân số đông cũng kèm theo sự gia tăng quá trình khai thác tài nguyên, phá hủy môi trường, an ninh lương thực, chỗ ở, chiến tranh,...Vậy dân số toàn cầu nên đặt ở ngưỡng giới hạn nào thì đủ và đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại?
Những tranh cãi về vấn đề tăng trưởng dân số đã bắt đầu được đưa ra kể từ công trình nghiên cứu của Rev Thomas Robert Malthus, người sở hữu cuốn tiểu luận Nguyên tắc dân số được công bố vào cuối thế kỷ 18. Đây được coi là một trong những tác phẩm phân tinh tế về nhân khẩu học. Dân số thay đổi để nhằm đáp ứng ba yếu tố là: sinh sản - có bao nhiêu người được sinh ra, tử vong: có bao nhiêu người chết và di cư - có bao nhiêu người di cư và nhập cư vào trong các cộng động dân số.
Malthus quan sát thấy rằng, tỷ lệ sinh sản nhiều hơn tỷ lệ tử vong có thể dẫn tới nguy cơ tăng trưởng theo cấp số nhân. Khi đạt tới một ngưỡng nhất định, nó có thể vượt qua bất kỳ mọi cải tiến canh tác hay tăng năng suất nông nghiệp nào. Lẽ dĩ nhiên, quá trình này sẽ dẫn tới nạn đói xảy ra triền miên và khủng khoảng dân số. Mặc dù sau đó, Malthus đã đúng về quan điểm dân số sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân nhưng ông đã sai lầm khi đưa ra dự báo có phần hơi "thảm khốc" về hậu quả của sự tăng trưởng dân số.
Ở cấp độ toàn cầu, sự di cư có thể được bỏ qua một bên, do đó sự gia tăng dân số loài người được cho là kết quả của sự mất cân bằng giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong. Điều này phần nào có thể giải thích việc dân số sẽ vượt ngưỡng tăng trưởng bền vững ra sao.
Nhưng cũng cần phải lưu ý rằng, Trái Đất có thể đáp ứng được lượng gia tăng dân số lên tới 700% trong khoảng ít hơn một vài thế kỷ. Đây là lỗi thứ hai của Malthus. ông đơn giản không thể nhận thức được sự tăng trưởng "khủng khiếp" của quá trình công nghiệp hóa đã tác động như thế nào đến dân số loài người.
Trái Đất đã nuôi sống 7 tỷ người như thế nào?
Cuộc "cách mạng xanh" giữa thập niên 40 và 60 của thế kỷ 20 đã tạo ra năng suất lương thực toàn cầu tăng gấp 4 lần kể từ giữa thế kỷ 20. Cuộc cách mạng dựa vào chủ yếu thành tựu của khoa học kỹ thuật với canh tác thủy lợi, thuốc trừ sâu và phân bón đã giúp sản lượng nông nghiệp theo kịp sự tăng trưởng dân số tại thời điểm đó tới hiện nay.
Đường phố luôn luôn đông đúc và không bao giờ thiếu người đi lại. Cảnh tượng cho thấy dân số thế giới đã và đang tăng trưởng không ngừng.
Tuy nhiên, hầu hết phân bón được sản xuất ra từ quá trình Haber, quá trình tạo ra amoniac (một loại phân bóng) do phản ứng N2 trong khí quyển tác dụng với H2 ở nhiệt độ và áp suất cao. Điều đáng nói là quá trình Haber sử dụng chủ yếu nhiên liệu hóa thạch là than đá, dầu mỏ.
Nếu như bao trọn quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, hoạt động sản xuất phân bón đã vô tình tiêu thụ hơn 30% tổng số năng lượng trong khi đó đóng góp tới 20% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
Làm thế nào để tiếp tục nuôi sống thêm 4 tỷ người?
Nếu như nền nông nghiệp được cải tiến, hiện đại hóa hiện nay có thể đáp ứng an ninh lương thực cho 7 tỷ người, vậy loài người có thể tiếp tục nuôi sống thêm 4 tỷ người nữa vào năm 2100? Có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết trước vấn nạn tiềm tàng này.
Trước hết, một số nghiên cứu cho thấy, sản lượng lương thực toàn cầu đang có xu hướng trì trệ. Cuộc cách mạng xanh đã không thể tìm ra thêm được những hướng đi mới cho nền sản xuất nông nghiệp hiện đại trong tương lai. Trong khi đó, hệ thống canh tác thủy lợi và nông trại ngầm dưới đất không đủ tạo sức ảnh hưởng tới tất cả các nền nông nghiệp trên thế giới.
Vấn đề thứ hai cần quan tâm đó là vấn đề khan hiếm nhiên liệu. Hiện nay, nguồn cung cấp photpho, nitơ và nhiên liệu hóa thạch dồi dào, giá rẻ đã và đang là yếu tố hàng đầu thúc đẩy năng suất nông nghiệp. Tuy nhiên, tất cả các nguyên tố hóa học và nhiên liệu hoá thạch đang ngày càng khan hiếm hơn do tình trạng khai thác quá mức, không kiểm soát.
Thêm 4 tỷ người nữa sẽ không phải là điều đơn giản.
Thứ ba, nguồn tài nguyên đất đang dần cạn kiệt. Nói đúng hơn tài nguyên đất đang dần bị mất đi mỗi năm do tình trạng xói mòn đất. Hiện tượng này do quá trình thâm canh lâu dài khiến đất bị xói mòn, suy kiệt chất dinh dưỡng. Mặc dù con người có thể giải quyết bằng cách cung cấp phân bón cho đất nhưng điều đó chỉ như "muối bỏ bể" bởi diện tích đất nông nghiệp phân bố không đều và vô cùng rộng lớn.
Vấn đề thứ tư và cũng là vấn đề quan trọng nhất đang tác động đến nguy cơ an ninh lương thực của loài người đó là biến đổi khí hậu. Theo dự báo của các nhà khoa học, nhiệt độ Trái Đất sẽ gia tăng thêm 2 độ vào cuối thể kỷ này, thậm chí con số này còn có thể gia tăng nếu như lượng phát thải khí nhà kính không suy giảm. Nhiệt độ tăng cùng đồng nghĩa với tình trạng băng tan, đe dọa tới nhiều vùng đồng bằng canh tác lúa tại các quốc gia gần biển, trong đó có Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.
Chưa kể, biến đổi khí hậu gây ra bởi khí thải nhà kính cũng gián tiếp gây nên nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan mà con người đang phải gánh chịu hiện nay như bão lũ, hạn hán, giá rét, thời tiết khắc nghiệt. Nền nông nghiệp của nhân loại cũng vì thể mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa rất lớn tới an ninh lương thực.
Nếu như muốn có một tương lai bền vững cho những thế hệ sau, nhân loại hiện nay cần phải giải được những bài toán thách thức đã nêu ở trên trước khi tình hình quá muộn. Đó sẽ là một quá trình dài từ nay tới cuối thể kỷ nhưng sẽ không quá muộn nếu như cả thế giới biết chung tay "vượt qua" gian khó.
Tham khảo Theconversation
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Để sống đến năm 200 tuổi, tỷ phú Bryan Johnson lại thử nghiệm phương pháp trường sinh mới
Johnson gọi mục tiêu sống đến năm 200 tuổi của mình là “cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử của Homo sapiens”.
Tại sao Nhật Bản cần lưu trữ 50.000 tấn nước siêu sạch ở độ sâu 1.000 mét? Nó có thể được sử dụng để làm gì?