Văn hóa thuê nhà ở Nhật: quay cuồng khi đến, đau đầu khi đi - rắc rối nhưng cũng ối điều thú vị
Là một quốc gia xem trọng tính kỷ luật và nguyên tắc, chuyện thuê nhà tại Nhật Bản cũng đầy rắc rối. Người mới đến cư trú tại Nhật vì thế cần thực sự tỉnh táo, tránh tiền mất, tật mang.
- Cô nàng rảnh rỗi đan nguyên một bộ xương bằng len, có đủ cả lục phủ ngũ tạng và… một bữa ăn đang tiêu hóa dở
- Chưa cần ăn thử, loạt bánh này sẽ khiến đầu bạn quay như chong chóng vì quá đẹp
- Trang tin giả đội lốt diễn đàn mẹ và bé xuất hiện tràn lan tại Hàn Quốc, gián tiếp gây ra cái chết của một cô giáo mầm non
Nhật Bản là một quốc gia có nét văn hóa hết sức đặc trưng, khiến ai cũng muốn trải nghiệm. Nhưng bên cạnh đó, quốc gia này cũng nổi tiếng với nhiều nghịch lý và tương đối nguyên tắc về mặt văn hóa. Thế nên, nhiều người nước ngoài khi sang Nhật có thể gặp một số rắc rối nhất định.
Đơn cử là trong chuyện thuê nhà. Trong văn hóa của người Nhật, họ đặc biệt coi trọng ngôi nhà của mình, đặc biệt là với những căn nhà theo kiểu truyền thống (washitsu). Những người muốn cư trú ở Nhật vì thế mà không phải dễ dàng mà tìm được cho mình điểm thuê nhà phù hợp cả về nhu cầu, lẫn thoải mái về mặt văn hóa.
Ngoài ra, câu chuyện về chi phí cũng khiến rất nhiều người đau đầu, vì quả thực là nó lớn hơn dự định rất nhiều.
Đầu tiên, có tiền chưa chắc đã có nhà
Sự thật là Nhật Bản không phải là quốc gia chỉ toàn màu hồng. Con người nơi đây có thể nghiêm túc, kỷ luật thật, nhưng xã hội Nhật lại tồn tại một vấn nạn thực sự: tình trạng phân biệt đối xử với người nước ngoài.
Nhiều người Nhật không thích người nước ngoài, và họ trả lời thẳng thừng là không cho người nước ngoài thuê nhà. Theo khảo sát từ Hiệp hội quản lý bất động sản Nhật (JPMA), lý do nằm ở bất đồng ngôn ngữ. Việc không thể giao tiếp suôn sẻ sẽ tạo ra rất nhiều xung đột, và họ không thích điều đó.
Nhiều căn nhà cho thuê tại Nhật từ chối thẳng thừng người nước ngoài
Ngoài ra, người Nhật vốn có tính nghiêm khắc cao, và họ muốn mọi thứ phải theo quy định. Khổ nỗi, người nước ngoài - kể cả từ các quốc gia như Mỹ hoặc châu Âu - thì không như vậy, do họ không hiểu hết về các quy định tại Nhật. Vậy mới nói, có tiền cũng chưa chắc tìm được nhà ở Nhật là vì vậy.
Tìm được nhà rồi, hãy chuẩn bị tinh thần "sốc" vì chi phí
Thông thường, rất hiếm khi một người nước ngoài có thể tìm được nhà mà không thông qua các công ty bất động sản (Fudousan). Hơn nữa, chủ nhà cũng không bao giờ tự đăng, mà nhờ đến công ty trung gian.
Nhà phải tìm qua môi giới, và chịu chi phí cố định.
Hệ quả tất yếu, bạn phải trả một khoản môi giới như một chi phí bắt buộc. Cũng không sao, vì ngay cả khi thuê nhà ở Việt Nam cũng vậy mà.
Kế tiếp là tiền đặt cọc - thường là 2 tháng tiền nhà. Cũng chẳng sao hết, đâu chả vậy, đúng không?
Vấn đề nằm ở chỗ, trong văn hóa thuê nhà ở Nhật còn có một khoản chi phí gọi là Reikin (礼金 - hay tiền lễ), rơi vào khoảng 1-2 tháng tiền nhà. Reikin có nguồn gốc từ sau Thế chiến II, khi Tokyo vẫn còn là một đống đổ nát sau chiến tranh. Khi ấy, khách muốn thuê nhà cần gửi một ít tiền cho chủ nhà, như một hình thức tỏ lòng biết ơn gia chủ đã mở cửa cho tá túc.
Dù thời kỳ chiến tranh đã qua lâu, nhưng Reikin vẫn còn tồn tại. Dù hiện tại để đẩy nhanh thị trường bất động sản, một số chủ thuê cũng tìm cách bỏ khoản tiền này đi, nhưng vẫn còn rất nhiều nơi đòi hỏi Reikin như một nét văn hóa bắt buộc.
Và cuối cùng là tiền bảo hiểm nhà. Về mặt nguyên tắc, người thuê nhà tại Nhật cần có người bảo lãnh, nhưng người nước ngoài thì lấy đâu ra chứ? Thế nên, các công ty sẽ thu thêm một khoản, mặc định là để thanh toán cho hỏa hoạn, thiên tai... nếu có.
Trước khi ký hợp đồng là vô vàn các chi phí không tên...
Các chi phí có thể được thương lượng giảm xuống, nhưng thông thường với người mới đến thuê nhà tại Nhật, chi phí tháng đầu tiên có thể gấp từ 4 - 10 lần tiền thuê hàng tháng. Và nếu đó là một căn nhà tại Tokyo và ở vị trí thuận lợi, mỗi tháng bạn có thể mất cả trăm ngàn yên (hơn 20 triệu đồng). Nếu nhân lên, số tiền cho tháng đầu tiên thực sự có thể gây nhức đầu.
Đó là chưa tính đến chuyện chi phí khi dọn vào ở. Ở Nhật, gần như chẳng bao giờ có chuyện bạn tìm được căn nhà đầy đủ nội thất cả. Tất cả nhà cho thuê đều trống trơn, và bạn phải mất tiền sắm sửa lại từ đầu. Tất nhiên, nhiều người có thể lựa chọn mua đồ cũ để giảm chi phí , nhưng dù ít thì vẫn là tiền, và mất đi thì ai cũng xót cả.
Và "nhiêu khê" rắc rối khi trả nhà
Có một lý do khiến cho bạn chẳng bao giờ tìm được một căn nhà có nội thất, ấy là vì văn hóa của người Nhật. Theo đó, căn nhà cho thuê như thế nào phải được trả lại nguyên vẹn khi rời đi - nghĩa là dọn dẹp sạch sẽ hết, bao gồm cả đồ nội thất được mang đến trong quá trình sử dụng. Có tặng lại chủ nhà cũng chẳng nhận.
Mọi thứ phải được dọn sạch sẽ
Thế nên mới có chuyện người thuê nhà phải tính đường vứt đi (hoặc bán lại với giá cực rẻ) cả TV, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng... tất cả đều còn tốt và sử dụng được. Cho cũng ít người lấy, vì ai cũng có rồi, lấy về chỉ chật nhà mà thôi.
Ngoài ra, cụm từ "nguyên vẹn" cũng áp dụng với chất lượng nhà - từng viên gạch, bồn cầu, giấy dán cửa chớp... cũng cần hoàn chỉnh, không hư hại. Đặc biệt, các căn nhà Nhật thường có phòng với chiếu nghỉ Tatami - vốn đại diện cho văn hóa nghỉ ngơi của người bản xứ. Loại sàn này có giá khá đắt đỏ, nhưng lại dễ hư hỏng nếu để nội thất nặng đè lên. Khách thuê vì thế có thể mất nguyên tiền cọc nếu bất cẩn gây hư hại cho căn nhà của gia chủ.
Chiếu nghỉ Tatami tương đối đắt đỏ tại Nhật
Nội chuyện thuê nhà thôi cũng đủ để nhiều người chùn bước khi đến Nhật. Tuy nhiên đừng lo, khi mọi chuyện đã ổn, bạn sẽ thấy Nhật Bản là một quốc gia xứng đáng để trải nghiệm vì màu sắc văn hóa đa dạng và đặc trưng của họ.
Tham khảo: Help desk Tokyo, Akira, Japan Times
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"