Văn hóa tranh luận độc lạ tại OpenAI: Vì sao CEO Sam Altman khuyến khích cấp dưới 'bật' lại sếp tổng?
CEO Sam Altman của OpenAI chia sẻ rằng sự phản biện mạnh mẽ từ các nhà nghiên cứu là điều tốt. Quan điểm này phản ánh phong cách lãnh đạo cởi mở, đề cao tranh luận chuyên môn mà ông luôn theo đuổi.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Businessweek, CEO Sam Altman của OpenAI đã có những chia sẻ thú vị về mối quan hệ với đội ngũ nghiên cứu. Ông tiết lộ rằng, dù là một CEO nổi tiếng, ông vẫn nhận được sự "bất kính" từ các nhà nghiên cứu trong các cuộc họp. Tuy nhiên, Altman lại xem đây là một tín hiệu tích cực, cho thấy sự thẳng thắn và trao đổi cởi mở trong công ty.
Các chuyên gia về môi trường làm việc cũng đồng tình với quan điểm của Altman. Họ cho rằng sự bất đồng quan điểm, thậm chí là với cấp trên, là yếu tố then chốt giúp duy trì hiệu quả làm việc nhóm. Việc im lặng có thể dẫn đến những rủi ro như dự án thất bại hoặc mất lòng tin của đồng nghiệp. Sabina Nawaz (cựu giám đốc nhân sự cấp cao tại Microsoft) khuyên nên tìm kiếm đồng minh trong các cuộc họp và chủ động hỏi ý kiến mọi người để tránh những hậu quả tiêu cực. Joseph Grenny (đồng tác giả cuốn sách "Crucial Conversations") gợi ý nên cân nhắc rủi ro khi không lên tiếng và xin phép quản lý để bày tỏ quan điểm khác biệt.
Phong cách lãnh đạo này của Altman cũng được thể hiện rõ trong các bài viết trên blog cá nhân. Năm 2023, ông từng viết: "Hãy chống lại những điều vô nghĩa và quan liêu mỗi khi bạn nhìn thấy chúng và khuyến khích người khác làm điều tương tự. Đừng để sơ đồ tổ chức cản trở mọi người làm việc hiệu quả cùng nhau." Trước đó, vào năm 2019, Altman nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc nhân viên và thúc đẩy họ đạt được thành tích vượt bậc mà không bị kiệt sức.
Lịch làm việc của Altman trong tuần phỏng vấn với Bloomberg bao gồm cuộc họp 3 tiếng với ban điều hành vào thứ Hai, 6 buổi gặp gỡ riêng với các kỹ sư trong 2 ngày, một cuộc họp nghiên cứu và nhiều cuộc họp khác để thảo luận về việc "xây dựng năng lực tính toán" và lên ý tưởng sản phẩm. Ông cũng chia sẻ rằng mình giao tiếp nội bộ nhiều hơn so với bên ngoài công ty, chủ yếu thông qua các cuộc họp nhóm nhỏ và trao đổi trên Slack.
Nhiều CEO công nghệ nổi tiếng cũng đề cao văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp. CEO Jeff Bezos của Amazon khuyến khích nhân viên áp dụng chiến lược "bất đồng nhưng cam kết", nghĩa là sẵn sàng đánh cược vào một quyết định dù có ý kiến trái chiều. Cựu CEO Google Eric Schmidt và đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman cũng chia sẻ quan điểm tương tự.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Hiệu ứng giãn nở thời gian: Khi nào thì 1 giây kéo dài thành cả phút, 1 phút trôi qua như 1 giờ, còn chúng ta như bước vào một dòng thời gian hoàn toàn khác biệt?
Khi chúng ta bước vào trạng thái "siêu tiếp nhận", chúng ta đồng thời cũng nhảy vào một dòng thời gian khác trong tâm trí. Và dòng thời gian này trôi chậm hơn rất nhiều so với dòng thời gian thực.
Cận cảnh “Rồng Bắc Âu” MSI Titan 18 HX Dragon Edition: Siêu laptop mạnh mẽ với Intel Core Ultra 9 285HX, Nvidia RTX 5090 và thiết kế “ngầu vô đối”