Vẫn xa rời OLED, Samsung phát triển micro LED để thay thế QLED, quyết tâm bảo vệ ngôi đầu thị trường TV cao cấp
Không muốn phải phụ thuộc hoàn toàn vào TV QLED sử dụng công nghệ chấm lượng tử, Samsung đang tiến hành tích hợp micro LED lên dòng sản phẩm TV cao cấp của mình.
Samsung Electronics đang nỗ lực hết mình để phát triển một công nghệ TV tiên tiến, mang tên micro LED, nhằm thay thế dòng sản phẩm Quantum LED TV cao cấp nhất, từ đó giành lại thị phần của mình trong lĩnh vực TV cao cấp.
“Samsung đang cố gắng đa dạng hóa các dòng sản phẩm của mình để tránh bị lôi kéo vào “chiến lược đổ dồn tất cả vào QLED”, và hiện đang lên kế hoạch thay đổi với các bên đối tác,” nguồn tin chia sẻ với tờ JoongAng Ilbo cho biết.
Một trong số các nước đi của họ bao gồm việc thâu tóm lại công ty chuyên về micro LED của Đài Loan, PlayNtride. Đã xuất hiện không ít tin đồn về việc gã khổng lồ công nghệ xứ kim chi này đang có ý định mở hầu bao để thâu tóm PlayNtride, thế nhưng Samsung tỏ ra kín tiếng và không bình luận bất cứ điều gì vệ vụ mua bán này.
Công nghệ micro LED được cho là tương lai của TV, sau khi TV OLED đã trở nên quá phổ biến. MicroLED, còn được viết là mLED hoặc µLED, là công nghệ màn tấm nền màn hình phẳng bắt đầu được nhắc nhiều từ năm 2014. Đúng như tên gọi, màn hình microLED bao gồm các mảng bóng LED kích thước hiển vi dùng để tạo thành các điểm ảnh cơ bản. So với công nghệ LCD, màn hình microLED cho độ tương phản cao hơn, tần số đáp ứng cao hơn và sử dụng ít năng lượng hơn.
Tương tự như OLED, tấm nền microLED được tạo ra với mục đích tiêu thụ ít năng lượng nhằm trang bị cho smartwatch hoặc smartphone. Cả OLED và microLED đều có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn so với LCD. Tuy nhiên khác với OLED, tấm nền microLED được phát triển trên công nghệ LED GaN (Gallium nitride) với đặc tính cho độ sáng cao hơn 30 lần so với OLED, đồng thời hiệu quả năng lượng tính năng lux/W cũng cao hơn, độ dày cũng mỏng đi đáng kể và từ đó quá trình sản xuất cũng đơn giản hơn. Mặt khác, tấm nền microLED cũng có tuổi thọ cao hơn so với OLED nên dưới góc độ nào đó, người ta cho rằng microLED thừa hưởng những ưu điểm của cả công nghệ OLED và LCD.
Samsung được kỳ vọng sẽ áp dụng công nghệ micro LED cho các màn hình LED Cinema – được thiết kế dành riêng cho các rạp chiếu phim và hệ thống giải trí tại gia.
Tuy nhiên các chuyên gia thị trường lại cho rằng phải vài năm nữa micro LED TV mới được lên kệ bởi nó cần phải được cải thiện về mặt kỹ thuật. Các công ty công nghệ có “máu mặt” khác như Apple, Sony hay LG Display cũng đều đang tiến hành nghiên cứu những dự án để mang micro LED lên thiết bị di động hoặc TV của họ.
Ông lớn Hàn Quốc này thì sau khi dừng phát triển TV OLED nhiều năm, đã tung ra chiếc TV LCD đầu tiên sử dụng công nghệ chấm lượng tử – một hạt nano bán dẫn có khả năng cải thiện độ tương phản cũng như mở rộng góc nhìn cho màn hình TV, để thách thức “đồng hương” LG Electronics. Dẫu vậy, doanh số của TV chấm lượng tử không được khả quan cho lắm.
Thị phần của Samsung trong lĩnh vực TV cao cấp – tức các loại TV có giá từ 2.500 USD trở lên, giảm từ 57,7% trong năm 2015 xuống chỉ còn vỏn vẹn 20,3%, theo báo cáo của công ty phân tích thị trường IHS. Trong khi đó, LG lại thắng lớn khi tăng từ 17,5% lên tới 43,1% trong cùng kỳ năm ngoái.
HIS dự đoán các nhà sản xuất TV OLED – bao gồm LG, Sony và Panasonic sẽ tiếp tục thống lĩnh thị trường TV cao cấp với tổng số lượng thiết bị bán ra chạm ngưỡng 6,6 triệu chiếc vào năm 2021, gần gấp 10 lần con số 724.000 của năm 2016.
Đối mặt với áp lực từ việc suy giảm thị phần, Samsung mới đây đã phải giảm giá mạnh các TV QLED của mình, đỉnh điểm là hạ tới 1.500 USD.
Theo TheInvestor
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android