Vật liệu chế tạo máy bay biến hình của NASA có thể làm lành vết thương cho con người
Họ đang tiến tới việc sử dụng vật chất này để làm băng gạc. Còn gì tuyệt hơn việc công nghệ của NASA nằm trong hộp thuốc nhà bạn?
Đây là một loại vật liệu khá “kì diệu” của NASA, nó tạo ra điện áp khi được làm nóng, khi bị tác dụng của lực đẩy vào và thậm chí cả khi gió thổi vào nó.
Đó là polyvinylidene fluoride, một loại vật chất được các nhà nghiên cứu tại NASA sử dụng trong chế tạo máy bay biến hình, chúng có thể biến dạng được để phù hợp với môi trường.
Vẫn còn một ứng dụng nữa cực kì thú vị của loại vật chất này, nó có thể khởi động quá trình hồi phục của con người. Tiềm năng của ứng dụng này là cực kì lớn và đó cũng là lý do tại sao những người phát minh ra nó, hai nhà khoa học Emilie Siochi và Lisa Scott Carnell đã đưa loại vật chất này ra với công chúng qua Chương trình Chuyển giao công nghệ của NASA.
Với chương trình này, NASA đưa loại vật liệu đặc biệt này trở thành một công nghệ giá rẻ hơn rất nhiều và biến nó thành sản phẩm để bán cho người dân. Nói thì dễ, việc biến “đồ của NASA” thành “đồ bình dân” luôn là một quá trình cực kì khó khăn. Nó có thể bị xếp xó, bị bỏ quên, hay thậm chí sản phẩm cuối cùng không được người phát minh ra nó đồng tình ủng hộ.
Polyvinylidene fluoride hoàn toàn có khả năng làm được điều mà các nhà khoa học vẫn đang mong đợi: đó là chữa lành tổn thương cho con người. Loại vật chất mang hoạt tính điện này sẽ tạo ra một trường điện khi được tác động vào. Các nhà nghiên cứu đã phát triển được một quá trình để sắp xếp và kéo thẳng những sợi vật chất này để tạo thành một loại gạc băng vết thương công nghệ cao.
Đầu tiên, những người hưởng lợi từ công nghệ tiên tiến này là các phi hành gia của NASA nhưng dần dần, các nhà nghiên cứu nhìn ra được tiềm năng ứng dụng y học của nó có thể đạt mức toàn cầu. Hai nhà sáng chế ra loại vật chất này biết rằng những hiệu ứng điện tồn tại tự nhiên trong cơ thể chúng ta vẫn giúp con người có thể chữa được vết thương.
Về cơ bản, lớp da của chúng ta khi bị tổn thương sẽ tạo ra điện áp, làm thành một trường điện đưa những tế bào hồi phục mang tên keratinocyte vào hoạt động. Ta có thể tưởng tượng nó như một đàn ngỗng trời xếp hàng bay theo từ trường Trái Đất, với các cực làm mốc.
Khi loại polymer kia được làm nóng lên tới mức độ nhiệt độ của cơ thể người, trường điện của nó được kích hoạt. Tế bào thân trưởng thành của chúng ta phản hồi lại tín hiệu điện được tạo ra ấy. Và hai nhà phát minh ra loại vật chất này đã nghĩ ngay tới việc đưa nó lên một miếng gạc, băng thẳng lên vết thương của con người và để cho thân nhiệt con người tự kích hoạt miếng gạc ấy?
Phương pháp sử dụng điện này đã được các bác sĩ sử dụng để hồi phục mô da cho bệnh nhân nhưng họ sẽ phải cần những thiết bị làm việc chuyên dụng. Vật liệu mới này có thể cho bạn một tấm gạc chữa lành vết thương ngay tại nhà, hãy nghĩ tới một miếng Urgo công nghệ cao của NASA có thể làm liền vết thương nhanh chóng nằm ngay trong tủ thuốc nhà bạn.
Công nghệ vũ trụ của NASA đưa vào đời thường, tại sao không?
Việc đưa sản phẩm ra thị trường, trái với bạn tưởng, là một phần việc của NASA. Đạo luật Vũ trụ đưa ra năm 1958 đã nói rõ rằng cơ quan vũ trụ phải đưa những tiến bộ kĩ thuật theo hướng cho cả những con người sinh sống trên Trái Đất, những con người ấy là nguồn cung cấp vốn cho tiến trình phát triển của khoa học kỹ thuật.
Trong một vài trường hợp, các nhà khoa học lo lắng tới việc một người mua bí ẩn nào đó mua lại bản quyền đứa con tinh thần của mình. Những người phát minh không có tiếng nói trong việc công ty nào sử dụng công nghệ của mình, hay mục đích sử dụng của người mua là gì.
“Nếu như công nghệ được vào một công ty thích đáng với những định hướng tốt, nó có thể thay đổi thành công được rất nhiều thứ”, bà Carnell nói. “Nhưng trong nhiều trường hợp, có những điều không mấy tốt đẹp xảy ra và nó làm chúng tôi lo sợ”.
Quản trị chương trình Chuyển giao Công nghệ, ông Dan Lockney tin rằng đằng sau những pháp chế này là những lý do đậm tính triết học. Bởi lẽ tổ chức NASA tồn tại với phương thức hoạt động chính là sử dụng những đồng tiền thuế của người dân để nghiên cứu và khám phá vũ trụ, việc chuyển giao công nghệ cho xã hội sử dụng là một cách tuyệt vời để nói với người dân rằng “Chúng tôi cảm ơn vì sự đóng góp của các bạn”.
Thay vì việc một công nghệ tiên tiến biến mất trong thế giới khoa học, chỉ được sử dụng để nghiên cứu thì nó có thể tạo nên những khác biệt ngay trong cuộc sống đời thường của người dân, tham gia đóng góp một phần vào xã hội loài người.
Một khi một hành động chuyển giao công nghệ diễn ra trôi chảy và suôn sẻ, nó sẽ suôn sẻ tới mức độ cao nhất có thể: vừa hoàn thành được sứ mệnh của một cơ quan nghiên cứu hàng đầu mà điều đó cũng khiến chính người phát minh ra công nghệ ấy cảm thấy hài lòng với bản thân, khi mà đứa con tinh thần của họ đã đang làm nên những sự khác biệt trên thế giới này.
Bà Emilie Siochi, một trong hai người đã tạo ra vật chất này.
Đã có không ít trường hợp như vậy.
Bộ quần áo chống trọng lực giờ đây đã được phát triển thành LifeWrap, một bộ đồ giá rẻ có thể ngăn ngừa xuất huyết hậu sản. Chiếc camera nhỏ bé gắn trên điện thoại của bạn là một sản phẩm đưa ra từ Phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy. Thậm chí, miếng bánh mì phết bơ lạc cũng là sản phẩm của NASA, nó đã từng là bữa ăn thử nghiệm cho những chuyến du hành vũ trụ dài ngày. Cảm ơn NASA với những công nghệ làm thế giới tốt đẹp hơn này!
Một lần nữa, công nghệ mang tầm vũ trụ lại bước ra đời thực, đó là gạc công nghệ cao của hai nhà khoa học, bà Siochi và bà Carnell. Một tấm gạc liền vết thương tiên tiến hoàn toàn có khả năng được áp dụng rộng rãi, trong tương lai chúng ta sẽ không phải thăm viếng bệnh viện thường xuyên nữa, khi mà ta có một phương pháp trị thương đến từ NASA nằm ngay trong tủ thuốc treo tường.
Tham khảo Wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời