Vật thể bay rộng vài milimet vừa lao vào một vệ tinh với tốc độ 40.000 km/h

    Kushman, ScienceAlert 

    Ngoài sự giảm năng lượng, nhóm còn nhận thấy một thay đổi nhỏ trong quỹ đạo và hướng của vệ tinh, cho thấy có khả năng đã xảy ra va chạm nhỏ giữa bộ phận pin mặt trời và một mảnh rác vũ trụ hay tiểu thiên thạch nặng khoảng 1 gram.

    Một vật thể nhỏ bay trong vũ trụ với vận tốc hơn 40.000 km mỗi giờ vừa va chạm với một vệ tinh trong quỹ đạo, Cục Vũ trụ Châu Âu ESA vừa tiết lộ. Vụ việc xảy ra vào tuần trước này liên quan tới một vật thể mà các nhà khoa học tại ESA cho rằng chỉ to vài milimet chiều rộng – nhưng cú va chạm đã gây ảnh hưởng tới diện tích rộng khoảng 40cm trên tấm pin mặt trời của vệ tinh.

    “Cú va chạm gây ra bởi các mảnh vụn chỉ to khoảng vài milimet không không có gì là bất ngờ.” theo Holger Krag, chuyên gia về bụi vũ trụ tại ESA. “Các vật thể rất nhỏ này không thể phát hiện được từ mặt đất, vì chỉ các vật lớn hơn khoảng 5cm mới có thể được phát hiện và theo dõi, do đó các vệ tinh có thể lái tránh đi được.”

     Một vật thể nhỏ bay trong vũ trụ với vận tốc hơn 40.000 km mỗi giờ vừa va cham với vệ tinh Sentinel-1A, cú va chạm đã gây ảnh hưởng tới diện tích rộng khoảng 40cm trên tấm pin mặt trời của vệ tinh.

    Một vật thể nhỏ bay trong vũ trụ với vận tốc hơn 40.000 km mỗi giờ vừa va cham với vệ tinh Sentinel-1A, cú va chạm đã gây ảnh hưởng tới diện tích rộng khoảng 40cm trên tấm pin mặt trời của vệ tinh.

    Chỉ sau khi quan sát thấy một lượng giảm năng lượng nhỏ xảy ra trên bộ phận pin mặt trời của tàu Copernicus Sentinel 1A – một vệ tinh chụp hình radar có mục đích theo dõi thay đổi khí hậu từ quỹ đạo, các kĩ sư ESA mới hiểu được nguyên nhân vụ việc. Ngoài sự giảm năng lượng, nhóm còn nhận thấy một thay đổi nhỏ trong quỹ đạo và hướng của vệ tinh, cho thấy có khả năng đã xảy ra va chạm nhỏ giữa bộ phận pin mặt trời và một mảnh rác vũ trụ hay tiểu thiên thạch nặng khoảng 1 gram.

    Tuy không ai biết chính xác vật thể này là gì, ESA cho rằng đó là một mảnh rác vũ trụ, do các tiểu thiên thạch có nguồn gốc vũ trụ thường hiếm thấy ở độ cao quỹ đạo 700 km của vệ tinh Sentinel-1A.

    Để hiểu việc gì đã xảy ra, các kĩ sư đã kích hoạt các máy quay trên vệ tinh. Các máy quay này đã không được sử dụng từ năm 2014. Các camera được lắp đặt để theo dõi hệ thống pin mặt trời này đã chứng minh giả thuyết trên là đúng. “Trong trường hợp này, với các thông số về sự thay đổi trong hướng và vị trí vệ tinh tại thời điểm va chạm, có thể thấy vật thể va chạm to chỉ vài milimet.” Theo Krag.

    “Hình ảnh cho thấy vùng va chạm có bán kính khoảng 40cm nằm trên dải pin mặt trời và xác nhận va chạm xảy ra từ phía sau đúng như các dự đoán dựa trên vụ trí của vệ tinh.” Tuỳ vào cách bạn nhìn nhận vấn đề, Sentinel-1A hoặc rất may mắn hoặc xui xẻo khi gặp phải va chạm này. Rõ rằng nó phải rất xui xẻo mới gặp phải va chạm với một vật thể vũ trụ bay ở tốc độ cao như vậy. Krag trả lời báo Motherboard rằng khả năng một vệ tinh gặp sự cố như này trong vòng đời của mình vào khoảng 3% đến 0,7%. Mặt khác, NASA nói rằng có hơn 500,000 mảnh rác vũ trụ hiện có thể theo dõi đang bay trong quỹ đạo – và hàng triệu mảnh nhỏ mà chúng ta không thể theo dõi – thế nên có thể nói vệ tinh này khá may máy khi không phải chịu thiệt hại đáng kể nào.

     ESA cho biết vụ va chạm và sự giảm năng lượng do thiệt hại tới pin mặt trời sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh. Sentinel-1A vẫn còn đủ năng lượng để làm nhiệm vụ của mình, ví dụ như đo đạc sự thu nhỏ của dãy Himalayas sau vụ động đất Nê-pan năm 2015.

    ESA cho biết vụ va chạm và sự giảm năng lượng do thiệt hại tới pin mặt trời sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh. Sentinel-1A vẫn còn đủ năng lượng để làm nhiệm vụ của mình, ví dụ như đo đạc sự thu nhỏ của dãy Himalayas sau vụ động đất Nê-pan năm 2015.

    ESA cho biết vụ va chạm và sự giảm năng lượng do thiệt hại tới pin mặt trời sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của vệ tinh. Sentinel-1A vẫn còn đủ năng lượng để làm nhiệm vụ của mình, ví dụ như đo đạc sự thu nhỏ của dãy Himalayas sau vụ động đất Nê-pan năm 2015.

    Tuy không thể biết được vật thể va chạm là gì, nhưng nếu đó là một mảnh rác vũ trụ còn lại sau các chuyến thám hiểm vũ trụ trước đây thì sự kiện này là một lời khẳng định về sự nguy hiểm của loại rác vũ trụ này. Điều này có nghĩa là chúng ta cần làm tất cả nhữn gì có thể để tránh để lại rác trong vũ trụ nhằm tránh va cham với vệ tinh, thậm chí là các cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra do các ‘tai nạn’ trong vũ trụ bị hiểu lầm.

    “Chúng tôi có những phương pháp kiểm soát rác vũ trụ - ai cũng cần tuân theo khi ở trong vũ trụ để việc du hành vũ trụ trong tương lai có thể diễn ra thuận lợi.” Krag trả lời báo Motherboard.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày