Vi khuẩn kháng kháng sinh được phát hiện trong đường ruột của xác ướp 1.000 năm tuổi

    Lê Tuấn Anh,  

    Vi khuẩn đường ruột bên trong xác ướp Inca 1.000 năm tuổi có thể kháng lại hầu hết chất kháng sinh hiện nay, mặc dù những kháng sinh này mới chỉ được phát hiện trong 100 năm qua.

    Điều này đã khiến Tasha Santiago-Rodriguez cùng các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Bách khoa California vô cùng ngạc nhiên.

    Nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu DNA trong ruột của 3 xác ướp Inca có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ 10 và 14 cùng 6 người xác ướp khác tại Ý, có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ 15 và 18. Họ tìm thấy một loạt các gen có khả năng kháng lại hầu hết chất kháng sinh hiện đại, trong đó có penicillin, vancomycin và tetracycline.

    Phần lớn những gen này thuộc về các vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc hiện đang là một vấn đề làm đau đầu ngành y tế ví dụ như chủng Enteroccocus gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, một số chủng vi khuẩn không gây bệnh cũng mang gen kháng kháng sinh.

    Vi khuẩn Enterococcus
    Vi khuẩn Enterococcus

    Phát hiện mới này cho thấy gen kháng kháng sinh đã từng khá phổ biến của năm trước khi Alexander Fleming phát hiện ra penicillin vào năm 1928. Tại cuộc họp thảo luận về phát hiện của Đại học Bách khoa California, Raul Cano, một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: "Thật nực cười khi nghĩ rằng sự tiến hóa của gen kháng kháng sinh chỉ mới bắt đầu khi penicillin được phát hiện. Quá trình đó đã diễn ra trong 2 tỷ năm rồi".

    Những gen này đã tồn tại từ rất lâu trước khi thuốc kháng sinh trở nên phổ biến, nhưng việc sử dụng kháng sinh quá mức ở cả người và gia súc đã khiến hiện tượng kháng thuốc bùng nổ trên quy mô toàn cầu.

    Theo New Scientist

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ