Vì sao Amazon và Microsoft lại đặt cược vào thị trường tiềm năng trị giá 10 nghìn tỷ USD này?
Jeff Bezos và nhiều nhà đầu tư đã bỏ ra hơn 127 triệu USD cho General Fusion - một start-up nghiên cứu năng lượng hợp hạch; còn Microsoft hiện đang hợp tác cùng công ty này nhằm cung cấp bí quyết công nghệ.
- 5G sẽ khiến điện thoại nhanh hơn, và giúp Google, Amazon, Microsoft mạnh hơn
- Không phải Trung Quốc, chính Amazon, Apple, Google hay những ông lớn khác mới là thủ phạm 'giết' nền kinh tế Mỹ
- Thuyết 'những chú chó không sủa': Đây là thứ giải thích tại sao Amazon luôn cảnh giác với Google dù không phải là đối thủ trực tiếp
General Fusion là một start up nghiên cứu vấn đề năng lượng của trái đất và đang dần tiếp cận một thị trường trị giá hàng nghỉ tỉ đô chưa từng được khai thác. Không giống như những doanh nghiệp sắp ra mắt tại Thung lũng Silicon với những nhà sáng lập kỳ quặc, tăng trưởng nhanh và có doanh thu hàng triệu đô, General Fusion được Michel Laberge, một nhà vật lý học 40 tuổi, thành lập vào năm 2002. Ông đã từ bỏ công việc có thu nhập hấp dẫn tại một công ty in laser để theo đuổi đam mê độc đáo của mình: phát triển năng lượng hợp hạch thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Laberge hiện là nhà khoa học đứng đầu trong công ty. Đam mê dành cho tổng hợp hạt nhân của ông xuất phát từ khả năng thay đổi thế giới của năng lượng này. Khác với phân hạch hạt nhân phân tách các nguyên tử nặng hơn để tạo ra những nguyên tử nhẹ hơn cùng với chất thải phóng xạ và bom hạt nhân, phản ứng tổng hợp hạt nhân không sinh ra các khí thải gây ô nhiễm môi trường và chất thải phóng xạ, không thể dùng để chế tạo vũ khí và không bao giờ gây ra khủng hoảng rò rỉ hạt nhân từ các nhà máy điện.
Phản ứng tổng hợp xảy ra khi hai nguyên tử nhẹ hợp nhất và tạo ra một nguyên tử nặng hơn, sinh ra năng lượng. Quá trình này tương tự như quá trình tạo ra năng lượng cho mặt trời và các vì sao. Vì vậy, theo Crunchbase, không hiếm lạ gì khi Jeff Bezos và nhiều doanh nghiệp như Cenovus Energy quyết định đầu tư hơn 127 triệu USD cho công ty này.
Tới nay, dù chưa doanh nghiệp nào tiến hành thương mại hoá năng lượng hợp hạch, tuy nhiên cuộc đua tìm ra người tiên phong đã bắt đầu. Nhà tiên phong có thể cung cấp điện cho hơn một tỉ người đang sống trong cảnh không điện, cung cấp điện cho ô tô và giúp nhiều doanh nghiệp hoạt động mà không phát thải khí độc hại cho môi trường. Đổi lại là lợi nhuận khổng lồ.
Theo Christofer Mowry, CEO của General Fusion, thị trường năng lượng hợp hạch vô cùng lớn. Năng lượng này sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường như những gì Facebook đã làm trên truyền thông xã hội.
Ý tưởng năng lượng hợp hạch đã có từ một thế kỷ trước. Tuy nhiên, thương mại hoá năng lượng này vẫn chưa thành hiện thực bởi đây phản ứng tổng hợp hạt nhân là quá trình phức tạp chỉ xảy ra khi nhiệt độ đạt 100 triệu độ C. Không những vậy, quá trình sản xuất cần đủ hiệu quả với giá thành hợp lý nhằm phù hợp với mọi đối tượng trên thế giới.
Liệu năng lượng hợp hạch có thể được thương mại hoá thành công? Đây vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Mowry cho biết General Fusion đã hoàn thành chế tạo mọi bộ phận của lò phản ứng, nhưng hiện nay công ty cần khoảng năm năm để phát triển một nguyên mẫu.
Ông chia sẻ: "Giống như ô tô, chúng tôi chế tạo động cơ, hệ thống truyền động và bánh xe; và hiện nay chúng tôi cần lắp ráp mọi thứ và chạy thử xe." Sau khi xây dựng, cần thêm thời gian để các nhà máy toàn diện có thể cung cấp điện cho nhiều thành phố.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã đi được một phần hành trình. Ví dụ, Commonwealth Fusion System đã hoàn thành lò phản ứng Tokamak tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, Tiến sĩ Martin Greenwald cho biết: "Chúng tôi cần tạo ra thế hệ máy tiếp theo có thể sản xuất được nhiều năng lượng hợp hạch hơn lượng năng lượng cần để làm nóng máy. Chúng tôi cho rằng mình có thể hoàn thành việc này trong thời gian ngắn." Ngay cả khi mọi bộ phận đã được hoàn thành, thì vẫn cần một kế hoạch thử nghiệm để đánh giá hoạt đông của máy.
Với nhiều thập kỉ kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật và các mối quan hệ với chính phủ, Lockheed Martin hi vọng có thể giải phóng năng lượng hợp hạch bằng cách tạo ra một lo phản ứng gọn nhẹ với kích thước nhỏ hơn 10 lần so với những lò phản ứng hiện tại. Nó nhỏ tới mức có thể để vừa trong đuôi một chiếc xe tải.
Dù đã từ chối phỏng vấn, nhưng trên mạng Internet, công ty này đã công bố sẽ bắt chước cách mặt trời tạo ra năng lượng hợp hạch để chế tạo lò phản ứng. Lò phản ứng hình trụ của công ty, hay còn được gọi là bình từ tính nhỏ, tương tự như tokamak nhưng nhỏ hơn và sử dụng công nghệ từ tính khác.
Nhiều người cho rằng ý tưởng chế tạo năng lượng hợp hạch không thực sự sát với thực tế. Tuy vậy, Greenwald cho rằng ngành năng lượng hợp hạch đang dần hoàn chỉnh. Greenwald chia sẻ năng lượng hợp hạch quá quan trọng và không thể hoàn thành chỉ bằng một cách duy nhất.
Mowry, người rất tự tin rằng công nghệ của mình sẽ ra mắt thị trường đầu tiên, cũng đồng ý rằng càng nhiều phương pháp càng tốt. Dù đã nỗ lực thương mại hoá năng lượng hợp hạch trong nhiều thập kỉ, ông vẫn tin rằng các công ty và nhà đầu tư sẽ không ngại chờ đợi thêm.
Ông chia sẻ: "Các nhà đầu tư yêu thích nó [năng lượng hợp hạch]. Nó là chìa khoá giải quyết thách thức biến đổi khí hậu. Họ ủng hộ bởi năng lượng hợp hạch không thể dùng để chế tạo bom và không sinh ra chất thải dài hạn, và họ thích nó bởi họ có thể tiếp cận một thị trường trị giá 10 nghìn tỉ USD. Đây là một câu chuyện tuyệt vời."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?