Vì sao chúng ta nhắm mắt lại mỗi khi hắt xì?

    Long.J,  

    Bạn đã bao giờ nghe đồn rằng, hắt xì mà cố gắng mở mắt thì...con người sẽ bay ra ngoài chưa? Liệu điều ấy có chính xác và đâu là sự thật đằng sau hiện tượng tự nhiên này của con người. Bài viết này sẽ cho bạn biết điều đó.

    Dựa trên cơ sở khoa học, các nhà khoa học cho rằng hắt xì chính là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể để thổi bay các dị vật như bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi hay các chất dị ứng ra khỏi cơ quan hô hấp.

    Cũng có một số người thì hắt xì khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và mắc phải các căn bệnh mùa đông như cảm lạnh. Khi đó, khoang mũi sẽ bị sưng và trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Do vậy, thường chỉ một tác động nhỏ của môi trường là người bị cảm cũng có thể gây hắt xì.

    Cơ chế hắt xì theo khẳng định là tự động, khi một chất gây kích thích tiếp xúc với niêm mạc mũi thì các dây thần kinh trong khoang mũi sẽ gửi đi một thông điệp tới phần dưới não bộ hay còn gọi là tủy. Sau đó, não sẽ nhận lệnh và kích hoạt các tác động cần thiết khiến cơ thể hắt hơi.

    Các nhà khoa học tính toán rằng, trải qua rất nhiều quá trình từ việc lấy khí tác động từ phổi, sự phối hợp của các cơ ngực và cơ hoành thì hiện tượng hắt xì mới có thể diễn ra. Mỗi một lần hắt xì, số lượng giọt chất nhầy (nước bọt và dịch nhầy) bắn ra có thể từ 2.000 cho tới 5.000 giọt và vận tốc có thể đạt tới 112.6 - 160 km/h. Phạm vi tác động của các giọt chất nhầy cũng khá xa khi kéo dài tới 152.4 cm.

    Tuy nhiên, có một sự thật hiển nhiên là ít ai có thể hắt xì mà không nhắm mắt.

    Mắt được kết nối vật lý với phần hộp sọ của con người như thế nào?

    Có nhiều người truyền miệng nhau rằng, việc hắt xì khi mở mắt có thể làm "văng" mắt của người đó ra ngoài. Nhưng đó có phải sự thực? Để tìm được câu trả lời bạn sẽ phải hiểu mắt bạn có cấu trúc ra sao và sự gắn kết của nó với phần hộp sọ của con người như thế nào.

    Hãy thử tưởng tượng những lúc bạn ngắm nhìn đôi mắt của bạn di chuyển trước gương bạn sẽ thấy rằng, không phải tự nhiên mà mắt có thể di chuyển dễ dàng được như vậy. Vậy thì do đâu? Đó là nhờ vào sự hỗ trợ của các cơ mắt ở phía bên trong hộp sọ.

    Mắt cũng có rất nhiều cơ chế đặc biệt, điển hình như nhấp nháy liên tục để làm ướt niêm mạc hay che lại kịp thời khi phát hiện có vật lạ xâm nhập. Mắt có cấu tạo khá đặc biệt với một đường ống nhỏ thông phía sau mũi. Điều này cũng lý giải tại sao khi chúng ta khóc thường hay dẫn tới chảy nước mũi. Và cũng với lý do ấy, người ta đi chứng minh ngược lại rằng hắt xì cũng sẽ làm người ta có thể ra nước mắt nhưng không chảy ra ngoài hẳn. Đó là do áp lực từ mỗi cú hắt xì có thể làm tạm thời chặn tuyến lệ tiết nước mắt ra ngoài.

    Tại sao con người thường nhắm mắt mỗi khi hắt xì?

    Có thể hiểu đơn giản rằng, việc mắt nhắm lại đó là một cơ chế tự bảo vệ của đôi mắt. Nó giúp tránh vi khuẩn và vi trùng có thể xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, thực sự thì có rất nhiều cách để lý giải cho việc mắt nhắm lại trong lúc hắt xì. Một trong số những lý giải được công nhận nhiều nhất, đó chính là phản ứng tự động không có mục đích thực sự của cơ thể.

    Theo đó, cách mắt nhắm lại trong lúc hắt xì có nhiều điểm khá tương đồng với cơ chế phản xạ khi gõ nhẹ vào đầu gối. Và chắc chắn rằng, không chỉ có cơ mắt mới phản ứng với các tác động từ hắt xì mà còn rất nhiều các cơ khác trên cơ thể con người cũng vậy.

    Thực tế đã cho thấy, có khá nhiều trường hợp người ta không thể kiểm soát được nước tiểu khi hắt xì dẫn tới rò rỉ ra ngoài. Như vậy, rõ ràng là có những tác động nhất định từ việc hắt xì lên toàn bộ cơ thể của con người khiến nảy sinh ra nhiều hiện tượng khác nhau.

    Điều tệ nhất là một ai đó vừa hắt xì hơi và mở mắt ra nhìn chằm chằm vào bạn.

    Theo Mental Floss

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ