Vì sao Internet Explorer sẽ tồn tại còn Firefox thì không?

    PV, Hh 

    Dù được đánh giá cao nhưng có lẽ, "cuộc đời" của Firefox sẽ còn rất lắm chông gai ở phía trước.

    Trong tháng 3 này đã có nhiều điều thú vị xảy ra. Google ra mắt phiên bản thứ 10 cho trình duyệt Chrome, Microsoft xuất xưởng phiên bản Internet Explorer 9. Và giờ đây, sau 12 phiên bản thử nghiệm, Mozilla cũng chính thức “ra lò” sản phẩm Firefox 4.
     
    Ba nhà phát triển trình duyệt hàng đầu thế giới cùng giới thiệu sản phẩm mới nhất của mình trong 1 tháng là điều chưa từng có tiền lệ trước đây. Microsoft đã phải mất tới 15 năm để cho ra mắt 9 phiên bản của Internet Explorer. Firefox có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn, cũng mất gần 2 năm kể từ phiên bản 3.5 và là gần 3 năm đối với phiên bản 3.0. Còn Google chỉ cần hơn 2 năm để trình làng Chrome 9, và nó được thay thế bằng Chrome 10 chỉ sau 4 tuần.
     

     
    Nếu nhìn sang lịch sử phát triển Internet Explorer của Microsoft, chúng ta sẽ cho rằng họ không thể bắt kịp với tốc độ phát triển trong thời đại này. Chúng ta lại càng có lý do để nghi ngờ về lộ trình đầy tham vọng mà Mozilla đề ra khi lần lượt đưa các phiên bản 5, 6, 7 ra mắt trong năm nay. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn vào quá trình phát triển dành cho Internet Explorer 9 thì chúng ta sẽ phải xem xét lại điều này.
     
    Phiên bản beta đầu tiên của Internet Explorer 9 được công bố vào 16/3/2010. Phiên bản chính thức “cập bến” đúng dịp kỷ niệm tròn 1 năm Internet Explorer 9 được giới thiệu - tức là ngày 16/3/2011. Có lẽ đó không phải là sự trùng hợp. Internet Explorer là một phần của Windows và sự phát triển của nó phản ánh chính xác lộ trình nghiêm ngặt mà chúng ta thấy ở Windows 7: Lên kế hoạch, phát triển, định hình, công bố.
     
    Hơn nữa, trong 1 năm ròng, Microsoft tung ra đúng một bản Beta và 1 bản RC. Quan trọng hơn, họ vẫn liên tục update nền tảng trước (IE 8) theo định kỳ 6 - 8 tuần một lần hoặc lâu hơn. Nên lưu ý Microsoft có thể phát hành các phiên bản thay đổi giao diện liên tục, và nếu vậy, tốc độ ra phiên bản mới của họ còn nhanh hơn đối thủ Chrome nhiều. Nhưng họ đã không làm thế. Họ bỏ qua những việc phiền nhiễu này để tập trung vào các engine render và phiên bản mới.
     
    Mặc dù kế hoạch tương lai vẫn phụ thuộc vào Microsoft, bạn có thể tin rằng Internet Explorer 9 vẫn tiếp tục được phát triển với các giai đoạn và tốc độ tương tự. Phiên bản ra mắt lần này không phải là điểm kết thúc mà là khởi đầu của hàng loạt dự định lớn hơn. Công nghệ sử dụng trên Internet Explorer 9 sẽ có mặt trên các smartphone cuối năm nay và nó sẽ đóng vai trò lớn trong Windows 8, dự kiến sẽ ra mắt sau 18 tháng nữa.
     
    Điều gì là thách thức lớn nhất với Microsoft hiện nay ?
     
    Chúng ta không còn sống trong kỷ nguyên của máy tính để bàn mà đang hướng tới các thiết bị thông minh nhỏ gọn, tiện dụng hơn. Xu hướng này cần sự phát triển của một nền tảng mới có thể tương thích với các thiết bị cầm tay, những chiếc smartphone,  máy tính bảng và cả những thiết bị trình chiếu cỡ lớn. Microsoft sẽ không thể đạt được mục đích chỉ bằng cách chỉnh sửa một chút giao diện Windows hiện tại. Với người dùng máy tính bảng chạy Windows 7 thì họ cần nhiều thứ cải tiến hơn, không chỉ đơn thuần là một nút Start hay Taskbar to hơn.
     
    Tại hội nghị MIX năm ngoái, Microsoft đã nói về nền tảng ứng dụng mới dựa trên một triết lý thiết kế đơn giản: “viết mã một lần, dùng cho nhiều nền tảng”.
     
    Đó cũng là hướng mà gã khổng lồ Google đang phát triển. Google hiện đang có rất nhiều ứng dụng chạy độc quyền cho Chrome.Trong khi Google có Gmail, Google Docs và có cả Google Apps Marketplace, nơi các bên thứ ba xây dựng quản lý dự án, CRM, và các ứng dụng kế toán thiết kế để làm việc trong Chrome thì Microsoft cũng có Microsoft Outlook Web Access(OWA) 2010, là bước tiến đáng kinh ngạc của giao diện Outlook (nếu bạn đang sử dụng OWA 2007 thì bạn sẽ thực sự choáng ngợp với phiên bản 2010).
     

     
    Microsoft Office Web Apps cũng là thứ khá hấp dẫn đến từ Microsoft, nhưng khoảng cách giữa Office trên nền Web và Office cài đặt trên máy vẫn còn rất lớn. Hy vọng rằng tới thời điểm này nằm sau chúng ta sẽ thấy một phiên bản beta của Microsoft Office nền Web được thiết kế để chạy trong một Tabs của trình duyệt Internet Explorer. Và có lẽ chúng ta sẽ thấy một phiên bản Internet Explorer mới hơn dành riêng cho Windows 8, được viết bằng HTML 5 và được dùng trên cả máy tính bảng.
     
    Vậy vị trí dành cho Firefox ở đâu?
     

     
    Trình duyệt này không có hệ thống ứng dụng cũng như những nhà phát triển trung thành. Các Add-on ư? nó chỉ thực sự có chỗ đứng vào năm 2005, nhưng 2012 sẽ là câu chuyện của những ứng dụng. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ muốn sử dụng cùng một trình duyệt có cài đặt những ứng dụng mạnh mẽ. Google và Microsoft đã và đang thống lĩnh mảng máy tính để bàn. Và nó sẽ không còn chỗ cho bên thứ 3 như Mozilla.
     
    Hãy nhớ rằng, trong thế giới hiện đại như hiện nay, tiền cho dù thế nào luôn là một yếu tố quan trọng. Microsoft và Google đều có giá trị vốn hóa tới hàng trăm tỷ USD trong khi Mozilla chỉ là một đối thủ quá nhỏ bé (nếu so với 2 ông lớn trên). Nên nhớ, doanh thu năm 2010 của Mozilla chỉ là 100 triệu USD (còn lâu mới bằng được 1% của 2 đối thủ). "Cáo lửa" đơn giản chỉ là một trình duyệt mã nguồn mở, tận dụng được sức mạnh của cộng đồng, vậy liệu công nghệ của nó có theo kịp Microsoft và Goolge không? Firefox mạnh trong giai đoạn vừa qua đơn giản là do IE chững lại và Chrome mới ra đời. Nay, IE và Microsoft trở lại, Google Chrome mạnh mẽ hơn. Vậy còn cơ hội nào cho Firefox?
     

     Tham khảo Zdnet.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ