Ý tưởng về việc trang bị đầy đủ dù thoát hiểm cho một chiếc máy bay với khoảng 200 con người chưa chắc đã đảm bảo độ an toàn tuyệt đối so với các quy trình của các hàng không hiện nay.
Nếu ai từng đi những chiếc máy bay vận tải thương mại thì đều được hướng dẫn một cách kỹ càng về quy trình đảm bảo an toàn, mặc dù vậy sẽ không ít người nhận ra rằng chiếc Boeing hay Airbus mà họ đang ngồi trên đó thiếu đi một thứ đủ khả năng cứu mạng hành khách nếu có chuyện xảy ra: dù thoát hiểm. Vậy vì sao các hãng sản xuất máy bay không trang bị thêm thứ vật dụng cực kỳ cần thiết này?
Các máy bay vận tại thường mại không trang bị dù thoát hiểm vì nhiều lý do.
Trước khi một chiếc máy bay vận tải dân dụng có thể tham gia vào nhiệm vụ vận chuyển hành khách, nó phải trải qua một quá trình kiểm tra và thử nghiệm rất dài, thông thường mỗi chiếc máy bay như vậy sẽ phải trải qua hơn 1000 chuyến bay thử để phát hiện và loại bỏ mọi khiếm khuyết. Theo các chuyên gia, xác suất an toàn của vận tải đường không phải cao hơn ít nhất 10 lần xác suất an toàn của vận tải đường bộ.
Những chiếc máy bay chiến đấu 1 hoặc 2 người lái cũng có độ an toàn cao, nhưng chúng được chế tạo cho việc tham gia các nhiệm vụ quân sự với một chế độ hoạt động nhất định và trong trường hợp máy bay có nguy cơ bị bắn hạ thì cần phải tạo điều kiện cho phi công rời khỏi máy bay một cách an toàn nhất và nhanh nhất. Đó là lý do vì sao dù thoát hiểm thường được trang bị kèm với những chiếc ghế ngồi đặc biệt trên những loại máy bay này.
Trong khi đó, các loại máy bay chở khách thì bay theo chế độ vận tải, theo một lộ trình có kiểm soát, do đó việc lắp ghế kèm dù cho từng hành khách để họ có thể thoát hiểm ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp không phải là biện pháp tối ưu. Mỗi chiếc ghế phải phù hợp với trọng lượng của một vị khách cụ thể thì mới mở được hệ thống thoát hiểm, chưa kể đến những thao tác tiếp theo phải được thực hiện một cách thành thạo. Đây không phải là một việc đơn giản khi con người rơi vào những tình huống hiểm nguy thì chúng ta phải trải qua một quá trình diễn biến tâm lý hết sức phức tạp, ngay cả những phi công lái máy bay chiến đấu cũng phải luyện tập rất công phu để ứng phó với tình huống như vây một cách khoa học. Thông thường, giá trị của một phi công – bao gồm chi phí đào tạo và cả các cơ hội nghề nghiệp - có thể tính đến 10 triệu USD.
Nhảy dù khỏi máy bay ở tốc độ 900km/h với độ cao 10.000m sẽ không đơn giản như thế này.
Thêm nữa, nhảy dù có thể là một phương pháp thoát hiểm rất tốt và hiệu quả nhưng phải trải qua khóa học đào tạo nghiêm ngặt, các hành khách sẽ khó có thể tiếp thu cách vận hành dù suôn sẻ nếu chỉ trông chờ vào thời điểm tiếp viên hướng dẫn quy trình bảo đảm an toàn của chuyến bay. Nếu máy bay chở khách chuẩn bị dù cho hành khách chỉ cần có một chút sự cố máy móc hay những rung động nhỏ trên máy bay thì e rằng sẽ có một số hành khách không hiểu đòi nhảy dù ngay, tình huống này sẽ có thể khiến các hành khách khác hoảng loạn và gây cản trở với phi hành đoàn cũng như ảnh hưởng đến an toàn của chuyến bay.
Một điều quan trọng cần lưu ý là tốc độ máy bay khi đang hoạt động trên không thường ở mức cao, rơi khoảng 800-900km/h. Nếu tiến hành công đoạn nhảy dù, người nhảy sẽ bị hút vào máy bay giống như việc chúng ta đứng quá gần đường ray khi tàu hỏa chạy vậy và nạn nhân sẽ bị chấn thương rất nặng, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, đối với người chưa được huấn luyện thì việc nhảy dù là rất nguy hiểm; vội vàng nhảy dù trong tình huống không hiểu rõ độ cao, tốc độ, cũng không hiểu được địa hình phía dưới thì thương vong, tử vong với số lượng lớn là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, với mục đích làm cho hành khách cảm thấy thoái mái hơn, trên máy bay luôn duy trì áp suất khí quyển giống với mặt đất. Nếu tiến hành việc mở cửa để các hành khách nhảy dù khỏi máy thì họ có thể bị hút khỏi máy bay ngay trước khi kịp phản ứng, do áp suất khí bên trong máy bay sẽ lớn hơn áp suất khí quyển của bầu trời bên ngoài máy bay.
Thông thường, những chiếc máy bay vận tải thương mại luôn bay ở độ cao khoảng 10 nghìn mét, nếu muốn thực hiện việc nhảy dù thì mỗi hành khách phải được trang bị một bộ đồ nhảy dù chuyên dụng của quân đội theo tiêu chuẩn và một bộ như vật thường khá nặng (tối thiểu 10kg) và đắt (giá trung bình một bộ đày đủ khoảng 50-60 nghìn USD). Từ đó, ý tưởng về việc trang bị đầy đủ dù thoát hiểm cho một chiếc máy bay với khoảng 200 con người sẽ độn giá thành sản xuất lên rất cao và chưa chắc đã đảm bảo độ an toàn tuyệt đối so với các quy trình của các hàng không hiện nay.
Tham khảo Gizmodo
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương