Vì sao mối tình tưởng chừng êm đẹp giữa Google và công ty robot Boston Dynamics tan vỡ?
Những lời kể lại của cựu nhân viên tại Boston Dynamics hé lộ nguyên nhân về mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" giữa Google và Boston Dynamics.
Khi Boston Dynamics đăng tải một đoạn video về con robot giống người của họ, Atlas, đi bộ trong tuyết và phục hồi lại sau các cú đá, Google đã không vui về chuyện đó. Theo lời một cựu nhân viên ở đây đã nói với trang Tech Insider, nó làm xấu thêm mối quan hệ giữa hai công ty.
Xem video robot của Google hoạt động như thế nào tại đây
Trang tin Bloomberg cũng lần đầu cho biết về vấn đề xung quanh đoạn video này khi họ thu được một email đăng tải trong nội bộ của Google.
“Điều đó tạo nên sự hứng thú từ giới báo chí công nghệ, nhưng chúng ta cũng bắt đầu thấy một số chủ đề tiêu cực về nó xuất hiện, ví dụ như một thứ đáng sợ, sẵn sàng cướp lấy công việc của con người.” Courtney Hohne, giám đốc truyền thông của Google và phát ngôn viên của Google X, cho biết trong email đó. Hohne thậm chí còn yêu cầu các đồng nghiệp của cô tại Google giữ “khoảng cách” với video này, “Chúng ta không muốn khuấy động cả giới truyền thông về vị trí thực sự của BD (Boston Dynamics) tại Google.”
Tại sao một video thu hút sự hứng thú của truyền thông lại làm Google không vui, khi đó robot đó là từ một công ty thuộc Google? Và "vị trí thực sự của BD tại Google" là gì? Các câu chuyện của nhiều cựu nhân viên có thể trả lời cho hai câu hỏi trên, cũng như giải thích tại sao Google đang tìm cách bán Boston Dynamics.
Google đã từ chối bình luận về các câu chuyện dưới đây.
Tầm nhìn ban đầu của Google
Để hiểu sự căng thẳng giữa Google và Boston Dynamics, điều quan trọng là xem xét đến tầm nhìn của hai công ty này khác nhau như thế nào.
Marc Raibert sáng lập nên Boston Dynamics vào năm 1992. Ban đầu nó xuất phát từ Phòng thí nghiệm về Chân của trường MIT, một phòng thí nghiệm và nghiên cứu về chân robot được ông thành lập từ năm 1986. Như Boston Dynamics đã viết về mình trong mục About Section trên trang Youtube của họ. “Sứ mệnh của chúng tôi là xây dựng các robot tiên tiến nhất trên Trái Đất, với sự cơ động xuất sắc, sự nhanh nhẹn và tốc độ.”
Marc Raibert, người sáng lập và là CEO của Boston Dynamics.
Google mua lại Boston Dynamics vào năm 2013 với số tiền không được tiết lộ, một sự bổ sung bên cạnh 8 công ty robot khác mà họ đã mua. Andy Rubin, đồng sáng lập của Android được đưa lên giám sát chín công ty này, như một phần của bộ phận robot mới, được gọi là Replicant.
Rubin luôn kín tiếng về việc Google dự định sử dụng các công ty robot như thế nào, nhưng anh đã nói với tờ New York Times vào 2013 rằng anh không kỳ vọng các sản phẩm đầu tiên được phát triển sẽ ra mắt trong mấy năm tới.
Tuy nhiên, có thể thấy các nhân viên ở đây rất có tình cảm với Rubin.
“Ấn tượng đầu tiên tôi có về các công ty robot của Rubin là được sắp xếp để liên kết như một sợi xích với nhau.” Một người như vậy đã nói trang Tech Insider.
Một số nhân viên khác cho biết, Rubin sẵn sàng để Boston Dynamics, cũng như các công ty robot khác, tiếp tục nghiên cứu của họ như kế hoạch. Ý tưởng là để xem loại sáng kiến của các công ty robot nào triển vọng nhất và để nó dẫn dắt bộ phận robot của Google.
Andy Rubin.
“Chúng tôi chỉ làm robot, tất cả chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi nên làm cho các mục đích công nghệ và thúc đẩy cả bộ phận.” Một cựu nhân viên cho biết.
“Chắc chắn trong thời kỳ Andy Rubin lãnh đạo và một thời gian ngắn sau đó, bọn họ chỉ tiến lên. Họ đưa toàn bộ kiến thức và kinh nghiệm họ có khi xây dựng các dự án khác cho người khác, để thu được những bài học tốt nhất và lặp lại nó trong một thế hệ robot mới, được tối ưu về kích thước, âm thanh.”
Nhưng đến tháng Mười năm 2014, chưa đầy một năm sau khi Google thành lập Replicant, Rubin rời khỏi công ty.
Đó là lúc những rắc rối bắt đầu.
Một robot cho ngôi nhà của bạn
Một thời gian ngắn sau khi Rubin rời đi, bộ phận robot rơi vào khoảng trống lãnh đạo do không có ai để dẫn dắt cả nhóm.
Lúc đó vẫn còn James Kuffner, đồng sáng lập của Replicant, người sau đó đã rời Google vào tháng Một vừa qua, và Johnathan Rosenberg, người từng là cố vấn. Nhưng không có ai có đủ nền tảng và nghiên cứu về robot như Rubin. Thêm vào đó, nhiều nhân viên vào đây làm việc vì tầm nhìn của Rubin, và họ cảm thấy thất vọng vì việc ra đi của anh.
Robot Wild Cat của Boston Dynamics.
Năm 2015, Google nỗ lực kiểm soát nhóm robot để biết xem họ đang làm về lĩnh vực gì và làm thế nào để có thể chuyển nó sang một sản phẩm tiêu dùng.
“Đó là lúc chúng tôi bắt đầu thấy Google … thực sự cố gắng để cơ cấu đội ngũ lãnh đạo trên toàn nhóm robot.” Một cựu nhân viên cho biết. “Đó là nơi họ nói, “Được rồi, vậy bạn đang làm gì? Bạn có linh hoạt? Bạn có tầm nhìn không?” … và sau đó nhóm họ lại, hướng họ đến một loại sản phẩm có thể thương mại hóa.”
Vẫn chưa rõ chính xác Google muốn gì cho một sản phẩm tiêu dùng. Nhưng một cựu nhân viên cho biết, Google muốn một robot dễ sử dụng, có thể giúp làm các việc đơn giản trong nhà. Ý tưởng chủ đạo là nó sẽ di chuyển xung quanh trên bánh xe, điều này được cho sẽ làm cho nó thân thiện hơn một robot với cái chân phức tạp.
Trong khi đó, Boston Dynamics, xuất phát từ Phòng thí nghiệm về chân của MIT, bị cho là đang chệch hướng với ý tưởng đó. Một cựu nhân viên khác nói với trang Tech Insider rằng Google muốn một con robot có thể giúp việc trong nhà hay văn phòng. Đó là lý do vì sao Boston Dynamics được yêu cầu chuyển sang một hệ thống điện thay vì thủy lực.
“Về cơ bản, nó là một con robot chạy bằng pin, ngay cả khi pin của nó đang vận hành hệ thống bơm thủy lực, nó sẽ yên tĩnh hơn nhiều một robot chạy bằng động cơ ngoài trời và kêu ầm ĩ.” Một người nói. “Bạn sẽ muốn nó thật yên tĩnh vì nó sẽ ở bên cạnh mọi người cả ngày.”
Atlas có thể xếp hộp lên kệ.
Cũng cựu nhân viên này cho biết, một robot phục vụ trong nhà máy là hoàn toàn khác ý tưởng này, đó là lý do tại sao một video cho thấy Atlas xếp các cái hộp đã làm Google không vừa ý.
Căng thẳng gia tăng: “Chúng tôi hay họ”
Boston Dynamics bắt đầu chống lại ý định xây dựng một hệ thống đặc biệt cho một sản phẩm tiêu dùng. “Tôi cảm thấy như sự đáp trả ở văn phòng Boston giống như xây nên một bức tường cao hơn và bảo vệ cho sự tồn tại của họ, hơn là cung cấp cho các lãnh đạo ở California.” Một cựu nhân viên cho biết.
Điều này càng trở nên dễ dàng hơn, nếu nhìn vào khoảng cách thực sự giữa Boston – trụ sở của Boston Dynamics – và trụ sở của Google ở thung lũng Mountain, California. Boston Dynamics tiếp tục theo đuổi nghiên cứu riêng của họ hơn là đi theo hướng mà Google muốn.
“Những gì tôi thấy vào lúc đó gợi lên cảm giác về “Họ - Chúng tôi” thay vì chỉ “Chúng tôi” mà thôi, chúng tôi không phải một phần của Google, chúng tôi là điều gì đó hoàn toàn tách biệt.” Một cựu nhân viên nói với Tech Insider.
Một biên bản cuộc họp vào ngày 11 tháng Mười Một năm ngoái, được Bloomberg đăng tải đã cho thấy chính xác vấn đề này.
“Quy mô một startup như chúng tôi không thể dành ra hơn 30% nguồn lực của mình vào những vấn đề cần đến 10 năm để làm.” Rosenberg cho biết, và ông bổ sung thêm “Có một khung thời gian mà chúng tôi cần để tạo ra doanh thu để có thể bù đắp chi phí, nhưng việc đó cần vài năm nữa.”
Theo biên bản cuộc họp, Raibert tuyên bố, cách tốt nhất để có được một sản phẩm tiêu dùng cuối cùng là để Boston Dynamics tiếp tục công việc mà họ đang làm dở.
“Tôi tin chắc rằng cách duy nhất để có một sản phẩm là thông qua những việc chúng tôi đang làm ở Boston. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi là cái bánh trên trời như nhiều người các anh đang nghĩ như vậy về chúng tôi.” Theo biên bản cuộc họp.
Đó là lý do vì sao đoạn video về Atlas làm xấu đi mối quan hệ với Google, cũng như lý do cho cụm từ mà email của Hohne đã nhắc đến “BD thực sự ở đâu tại Google.”
Điểm đến tiếp theo: Toyota
Theo một nguồn tin thân cận cho trang Tech Insider biết,Google đang đàm phán với Viện nghiên cứu Toyota để bán bộ phận robot của mình Boston Dynamics. Mức giá cho thương vụ này vẫn chưa được tiết lộ. Nhưng các nguồn tin tiết lộ "mực đã khô", hợp đồng đã ký.
Gill Pratt, CEO của Viện nghiên cứu Toyota, đã từng làm việc với Marc Raibert, người sáng lập và CEO của Boston Dynamics, tại phòng thí nghiệm Chân của MIT. Pratt rời khỏi phòng thí nghiệm vào năm 1992 sau khi Raibert rời trường Đại học để xây dựng Boston Dynamics.
Ông Gill Pratt - người đứng bên trái.
Ngoài ra, còn một người quen khác, đó là James Kuffner, đồng sáng lập bộ phận robot của Google, Replicant. Ông đã rời khỏi công ty vào tháng Một năm nay và gia nhập vào Viện nghiên cứu Toyota.
Thêm vào đó là Joseph Bondaryk, quản lý hoạt động của Boston Dynamics dưới thời Google. Theo trang Linkedin, ông này cũng gia nhập Viện nghiên cứu Toyota vào tháng Một năm nay.
Một bước đi đáng chú ý khác đến từ Philipp Michel, theo trang Linkedin, anh này đã làm việc như một chuyên gia cao cấp về robot cho bộ phận robot của Google trước khi chuyển sang Viện nghiên cứu Toyota vào tháng Hai vừa qua. Cũng theo trang Linkedin, Adam Geboff, kỹ sư cao cấp về hệ thống và phần cứng cho Replicant, cũng đã gia nhập vào Viện này từ tháng Tư năm nay.
Toyota đang cho thấy mình ngày càng quan tâm hơn đến các thương vụ công nghệ. Gần đây cũng có tin công ty này đã đầu tư lớn vào Uber.
Trong khi vẫn chưa rõ ràng về việc Toyota lên kế hoạch gì cho công ty robot này, nhưng theo lời một cựu nhân viên của Boston Dynamics, thương vụ này là một “vụ mua bán thân mật.”
“Nó giống một vụ mua bán thân mật hơn khi bạn có những kết nối sẵn với các cá nhân ở đây.”
Tham khảo Tech Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"