Vì sao người thông minh lại cảm thấy hạnh phúc hơn khi ở một mình?

    Long.J,  

    Thông thường, chúng ta có xu hướng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn khi gặp gỡ, nói chuyện thường xuyên với bạn bè. Người thông minh lại thường có xu hướng ngược lại.

    Bạn có cảm thấy hạnh phúc hơn khi ít gặp gỡ mọi người và dành thời gian nhiều hơn để làm những việc có mục đích ? Theo một nghiên cứu về hạnh phúc do tạp chí British Journal of Psychology công bố, nhận định trên là chắc chắn trong trường hợp bạn thuộc về nhóm người thông minh hơn so với thông thường.

    Từ một cuộc khảo sát trong độ tuổi từ 18 đến 28 tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào hai yếu tố xã hội mà luôn có ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của con người: mật độ dân số và mức độ giao tiếp với người khác. Thông qua nghiên cứu, họ phát hiện rằng: Nơi có mật độ dân số càng đông thì người ta càng cảm thấy ít hài lòng với cuộc sống của họ. Người càng thường xuyên giao tiếp với những người bạn thân thì lại càng cảm thấy hạnh phúc hơn.

    Khi yếu tố ‘thông minh’ được đưa vào bức tranh tổng thể để quan sát, các nhà nghiên cứu phát hiện các kết quả khá khác nhau. Theo báo cáo của tờ Washington Post dựa trên nghiên cứu này, yếu tố mật độ dân số tác động vào nhóm người có trí thông minh trung bình cao hơn gấp đôi so với nhóm người thông minh hơn. Nhưng điều có lẽ thú vị hơn nữa là: những người thông minh nhìn chung giảm hài lòng với cuộc sống khi họ giành nhiều thời gian giao tiếp xã hội.

    Trên đây là căn cứ dựa trên con số bình quân. Chắc chắn vẫn có những người thông minh thích tham gia giao tiếp xã hội, và những người trung bình dành thời gian ở một mình. Nhưng xu hướng chung là những người trung bình hạnh phúc hơn khi họ thường xuyên giao tiếp với bạn bè trong khi những người thông minh thì ngược lại. Tại sao lại như vậy?

    Cách thức bộ não người phát triển (hoặc thực ra là không phát triển) từ tổ tiên của chúng ta đến ngày nay có thể là gợi ý để giải thích cho phát hiện này. Quay trở lại thời điểm tổ tiên của chúng ta phát triển mạnh trong hình thức các bộ lạc với dân số từ 150 hoặc hơn, trong rừng nhiệt đới Châu Phi, việc giữ mối quan hệ chặt chẽ là cần thiết cho sự sống còn, đó là lý do tại sao chúng ta là những sinh vật có tính tổ chức xã hội như ngày nay.

    Nhưng ngày nay, cuộc sống của chúng ta khá là khác biệt – chúng ta phát triển mạnh ở các thành phố lớn, chúng ta giao tiếp thường xuyên thông qua công nghệ và chúng ta làm việc trong một thời đại thông tin nơi mà kiến thức luôn cập nhật liên tục. Cơ thể và não bộ đang của chúng ta không có đủ thời gian để bắt nhịp với thay đổi lớn trong lối sống thế này. Những người thông minh hơn tỏ ra thích ứng hiệu quả với cuộc sống hiện đại, có nghĩa là họ không chịu ảnh hưởng sâu từ tổ tiên của chúng ta so với người bình thường.

    Hãy để tâm suy nghĩ về điều này, bạn sẽ thấy cái xu hướng đó nó cũng dễ hiểu. Những người có trí thông minh cao, một cách tự nhiên, hướng năng lượng não bộ của họ đến mục tiêu dài hạn và làm việc cho những điều lớn hơn; và đó có nghĩa là có ít thời gian dành cho giao tiếp xã hội. Người bình thường, mặt khác, có thể dành nhiều thời gian của họ cho giao tiếp xã hội bởi vì họ đơn giản là không quan tâm đến việc theo đuổi những mục tiêu lớn như những người thông minh có xu hướng theo đuổi - như là cố gắng để trở thành một tiến sĩ, viết được một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất, viết mã lập trình một dịch vụ internet mới, và những điều tương tự như vậy.

    Các kết quả nghiên cứu rất thú vị, nhưng điều này không có nghĩa là những người tự nhận mình là người thông minh trong xã hội cần cố gắng tìm nơi biệt lập để làm việc. Hầu hết chúng ta có lẽ phải thừa nhận rằng, mỗi người vẫn cần sử dụng một lượng thời gian để duy trì các mối quan hệ để hỗ trợ cho cuộc sống sinh hoạt bình thường, dành thời gian theo cách phù hợp nhất với mỗi người, không kể bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, thông minh hay bình thường.

    Theo Big Think

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ