Vì sao nhiều người nghiện mua sắm TikTok?
Xuất hiện với tần suất cao, có nhiều ưu đãi, trợ giá, cộng với các clip giải trí, nhiều người rất dễ bấm nút mua sản phẩm trong lúc đang lướt TikTok, dù mua xong rồi để đó.
- Trang web mua vé BLACKPINK lỗi không thể truy cập hơn 10 phút, nhanh chóng SOLD OUT vé VIP và nhiều hạng khác!
- Tường thuật mua vé online xem concert BLACKPINK: Người "hốt" cả chục vé trong 5 phút, người sốc ngang khi vừa vào đã hết
- Xu hướng làm nông ‘hi-tech’ của giới trẻ Trung Quốc: Không cần đất hay nắng mưa, chỉ cần thuật toán và AI là cho cây trĩu quả
- Arevo Việt Nam: Từ "Tesla ngành xe đạp" với DA nhà máy in 3D lớn nhất thế giới tại Việt Nam, được Chủ tịch ACB mua ủng hộ đến tình cảnh dừng hoạt động
Chị Thanh (nhà ở quận 3, TP HCM) kể hầu như ngày nào shipper (nhân viên giao hàng) cũng xuất hiện trước cổng nhà chị để giao hàng, thậm chí có ngày 3-4 món hàng mà chị đã bấm lệnh mua trên TikTok từ mấy ngày trước.
Có hôm chị nhận hàng mà ngẩn ngơ không nhớ sao mình mua nhiều như vậy. Các món hàng thường chỉ từ vài chục ngàn tới vài trăm ngàn đồng nhưng cũng có hôm nổi hứng chị bỏ luôn món hàng giá bạc triệu vào giỏ.
"Mỗi lần nhận hàng từ TikTok Shop, tôi tự nói sẽ không mua nữa, không tiêu tiền nữa. Nhưng thực tế mỗi lần lướt app, thấy người bán hàng rẻ quá, lại có mã giảm giá, miễn phí giao hàng, không mua thì tiếc. Nếu không có TikTok, tôi sẽ không mua hàng nhiều đến vậy" - chị Thanh nhìn nhận.
Vì sao nhiều người "nghiện" mua sắm TikTok?. Ảnh: Hoàng Triều
Cũng thuộc dạng nghiện mua sắm online, chị Hoàng - nhân viên làm việc tại quận 1, TP HCM - cho biết tháng nào chị cũng tốn 4-5 triệu đồng cho mua sắm, chủ yếu là mua khi xem TikTok, số tiền này chiếm đến 1/4 tiền lương tháng. Hoàng cho hay trước đây chị cũng thường mua sắm trên mạng vì công việc bận rộn không có thời gian ra ngoài. Nhưng từ khi TikTok mở thêm thương mại điện tử, chị mua đồ nhiều hơn dự kiến. "Ban đầu tôi không có ý định mua gì cả nhưng khi lướt TikTok, thấy giới thiệu hấp dẫn, giá tốt lại muốn mua" - chị Hoàng phân trần.
Trong khi đó, dù không thường xuyên chơi TikTok, chỉ thỉnh thoảng lướt qua nhưng anh Tường Nguyên (nhà ở TP Thủ Đức) cũng trả tiền cho những món hàng mà con anh dùng điện thoại để mua trên TikTok. Những món hàng không có giá trị lớn - chỉ vài chục ngàn hay hơn 100.000 đồng - nhưng để tránh rắc rối, anh buộc phải khóa chức năng mua sắm để ngắt "cơn nghiện" của các con.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Việt Dũng, đồng sáng lập sàn giao dịch điện tử www.senbut.vn, lý giải lý do lớn nhất mà TikTok Shop thu hút người mua đó là họ dùng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để ghi nhận thói quen, sở thích của người dùng.
"TikTok cũng giống một số nền tảng khác, chỉ cần tìm kiếm hoặc quan tâm, tương tác một lần hay nhắc đến lĩnh vực nào đó thì ngay lập tức những món hàng liên quan sẽ xuất hiện thường xuyên trên kênh của chúng ta.
Đôi khi người dùng không cần mua sản phẩm mà vô tình lướt qua hoặc bấm vào livestream nào đó, nhiều clip giới thiệu sản phẩm tương tự cũng sẽ xuất hiện, cuốn hút người xem phải bấm vào tìm hiểu, thậm chí trao đổi trực tiếp với người bán về món hàng, làm cho người xem có cảm giác đã hiểu sản phẩm nên chỉ cần thao tác bấm "mua sản phẩm" là xong.
Trong khi ở các trang thương mại điện tử thông thường, người dùng phải bấm tìm hiểu, xem phản hồi của khách hàng khác, không được tương tác, trao đổi trực tiếp như trong livestream. Quan trọng là sản phẩm trên TikTok thường có giá rẻ, sản phẩm đa dạng hơn các nền tảng khác, vì thế mà nhiều người nghiện" - ông Dũng phân tích.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4