Có 2 lý do để họ làm như vậy.
Dù smartphone có tính năng hiện đại nào đi chăng nữa, cũng không thể phủ nhận rằng màn hình mới là quan trọng nhất. Vì đó là kênh giao tiếp giữa smartphone và con người.
Samsung hiểu rất rõ điều này, và họ đã thực hiện bước đi được đánh giá là hết sức táo bạo và tiên phong: loại bỏ nút Home vật lý, kéo dài màn hình để đạt kích thước 2960 x 1440 pixel, nhỉnh hơn 80 pixel chiều dài so với LG G6. Galaxy S8 đã tạo nên một tỷ lệ màn hình vô cùng đặc biệt: 18.5:9
Tại sao Samsung lại lựa chọn tỷ lệ rất “dị” này? Có 2 lý do chính:
Samsung đang quyết tâm chạy theo tỷ lệ màn hình được coi là bước đệm giữa rạp chiếu và thiết bị tại gia/cá nhân.
Lý do thứ nhất: để đón đầu tương lai của nội dung số
Nếu bạn loại bỏ 80 pixel được sử dụng cho các nút ảo Android thì Galaxy S8 sẽ có độ phân giải màn hình là 2880 x 1440 giống như LG G6. Cả 2 thiết bị này sẽ tuân theo một tiêu chuẩn tỷ lệ video đang thu hút khá nhiều sự chú ý là Univisium (2:1). Được phát minh để làm bước đệm giữa 16:9 và 20:9, Univisium hiện đã được sử dụng trên một số bộ phim và đặc biệt là các TV show đáng chú ý như House of Cards, Frontier (Netflix) và Transparent (Amazon).
Univisium cũng có thể là đích đến cuối cùng trong quá trình "dài hóa" màn hình. Trong khi vẫn còn tồn tại một điểm yếu khá rõ rệt là khoảng cách quá xa so với tiêu chuẩn 21:9 (hay chính xác hơn là 2.35:1 hoặc 2:39:1) đang được đông đảo các rạp chiếu phim trên toàn thế giới sử dụng, Univisium có thể là tỷ lệ màn hình giới hạn mà các thiết bị di động có thể đạt tới. Nếu cố tình vươn tới mức 21:9, Samsung và LG sẽ khó có thể tránh khỏi việc tạo ra những thiết bị quá đỗi kỳ dị.
Nếu các nhà làm phim truyền hình quyết định ưu ái Univisium hơn nữa, tiêu chuẩn này hoàn toàn có thể sẽ thay thế 16:9 trên các thiết bị tại gia/thiết bị di động trong vòng 5 năm, theo cùng một cách 16:9 đã thay thế 4:3.
"Trong kịch bản này, Samsung sẽ là tên tuổi đầu tiên tạo lập ra tiêu chuẩn (một "tiêu chuẩn" chỉ có nghĩa khi được sử dụng rộng rãi), đem lại nhiều lợi ích về mặt công nghệ và quảng bá cho các sản phẩm của 2 hãng này".
Ở vị thế là nhà cung ứng linh kiện hàng đầu thế giới, đây là kịch bản Samsung chắc chắn muốn xảy ra.
Rất có thể Samsung sẽ dùng trải nghiệm màn hình mới lạ này để tiếp tục phổ biến VR di động.
Rất có thể Samsung sẽ dùng trải nghiệm màn hình mới lạ này để tiếp tục phổ biến VR di động.
Bên cạnh các loại hình video truyền thống, Univisium còn ẩn chứa tiềm năng cho một loại hình nội dung đang trỗi dậy rất mạnh mẽ: thực tại ảo.
Ở vị trí tĩnh, chiều ngang tầm nhìn của con người dài lớn hơn chiều dọc rất nhiều. Các tiêu chuẩn video có chiều dài cao hơn đáng kể so với chiều cao do vậy sẽ dễ tạo ra được trải nghiệm choáng ngợp hơn. Thực tế, từ trước tới nay các game thủ PC đã luôn luôn ưa thích các mẫu màn hình 21:9 của Dell và thậm chí còn chấp nhận ghép 3 màn hình để tạo không gian.
Trong trải nghiệm VR hiện tại, phần lớn các nhà sản xuất lớn như Oculus, HTC/Steam và Sony vẫn chạy theo các độ phân giải khá gần với tỷ lệ 16:9 truyền thống. Lý do là bởi họ vẫn phải chịu các giới hạn truyền thống và vẫn phải chạy theo các con số đã "quen mặt" với người dùng như 1080, 1200, v...v... Đây là một ràng buộc mà Samsung có thể bỏ qua: hãng này đang nắm vai trò tiên phong cho cuộc cách mạng VR-hóa di động. Với mức doanh số Gear VR cao áp đảo so với tổng doanh số của Oculus Rift, HTC Vive và PS VR, Samsung thực chất đang nắm quyền định hướng thị trường thực tại ảo. Hãng này được quyền định nghĩa ra các tiêu chuẩn độ phân giải/tỷ lệ VR mà Google và các nhà sản xuất khác sau này phải chạy theo.
Tham vọng VR của Samsung là rất rõ ràng, nhất là khi gã khổng lồ Hàn Quốc đang bắt tay cùng Facebook/Oculus, một trong những thế lực hàng đầu ngành VR cả về tiềm lực lẫn năng lực công nghệ. Ở phía ngược lại, Samsung cũng không thể bỏ qua tầm nhìn của Google khi hãng này đã ra mắt DayDream từ năm ngoái.
"Nếu thành công, Univisium và một Gear VR 2 choáng ngợp hơn sẽ là một cú đánh chí tử vào nỗ lực thực tại ảo của Google và HTC".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming