Vì sao từng chửi thề nhiều lần đều bị nhân viên đếm không sót hay gửi email 'cà khịa' lúc 2h sáng nhưng Bill Gates vẫn được lòng cấp dưới?

    Gia Vũ, Theo Tổ Quốc 

    Không ít cựu nhân viên miêu tả rằng thời kỳ đầu thành lập Microsoft, văn phòng của họ là một môi trường đầy tính cạnh tranh, với một ông chủ có yêu cầu cực kỳ cao cùng khối lượng công việc lớn.

    Có một thực tế là không ít người trong chúng ta luôn tưởng tượng phi thực tế về một vị sếp giỏi: Ít chỉ trích, hay khen ngợi, không nóng tính, hòa đồng và thích thỏa thuận hơn là bắt bẻ nhân viên.Kiểu sếp như trên chắc chắn có tồn tại nhưng Rainer Zitelmann - một doanh nhân, nhà đầu tư và tác giả của 23 cuốn sách cho biết sau 10 năm nghiên cứu và phỏng vấn một số nhân vật thành công nhất thế giới, anh nhận ra rằng họ đa số đều có một điểm chung là chấp nhận xung đột về lợi ích trong công ty để thay đổi và tiến bộ.

    Lấy nhà đồng sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates làm ví dụ: Ngoài những đổi mới mang tính đột phá của mình, ông còn được biết đến với tư cách một nhà từ thiện hào phóng, giàu lòng nhân ái và ăn nói nhỏ nhẹ. Thế nhưng nhiều thập kỷ trước, Bill Gates trẻ tuổi lại từng nổi tiếng là một vị sếp chuyên "bắt nạt" nhân viên.

    Vì sao từng chửi thề nhiều lần đều bị nhân viên đếm không sót hay gửi email cà khịa lúc 2h sáng nhưng Bill Gates vẫn được lòng cấp dưới? - Ảnh 1.

    Tỷ phú Bill Gates thời trẻ.

    Theo James Wallace và Jim Erickson, tác giả của cuốn tiểu sử năm 1993 mang tên "Hard Drive: Bill Gates and the Making of the Microsoft Empire", Gates nổi tiếng với việc gửi email mang tính "chỉ trích và châm biếm" (thường được gọi là "flame mail") tới nhân viên vào lúc nửa đêm.

    Một số lập trình viên xui xẻo còn nhận được email lúc 2 giờ sáng với nội dung: "Đây là đoạn mã ngu ngốc nhất mà tôi từng đọc". Không ít cựu nhân viên miêu tả rằng thời kỳ đầu thành lập Microsoft, văn phòng của họ là một môi trường đầy tính cạnh tranh, với một ông chủ có yêu cầu cực kỳ cao cùng khối lượng công việc lớn. Thậm chí, Gates còn nhớ biển số xe của từng người để xem họ đến và rời công ty lúc nào, có đi làm vào cuối tuần hay không.

    Một giai thoại khác do cựu quản lý của dòng sản phẩm Excel của Microsoft, Joel Spolsky kể lại là trong một cuộc họp, có người còn nhẩm đếm xem Bill Gates đã nói bao nhiêu từ chửi thề. Spolsky nhớ lại: "Số lần chửi thề của Bill Gates càng ít càng tốt. Khi cuộc họp diễn ra, những câu hỏi mà ông ấy hỏi tôi ngày càng trở nên chi tiết và khó nhằn hơn".

    Khi chặt chẽ là một điều tốt

    Tất nhiên, những giai thoại về việc là một vị sếp khó tính của Bill Gates chỉ nêu ra được một khía cạnh nhất định của câu chuyện. Vị tỷ phú là người biết rõ hơn bất kỳ doanh nhân nào khác về cách truyền cảm hứng và thúc đẩy nhân viên đạt được mục tiêu chung, đồng thời giúp họ tự do phát triển sáng tạo. Sau này, Spolsky mới hiểu ra rằng Bill Gates chỉ muốn đảm bảo chắc chắn rằng ai phụ trách mảng nào cũng phải kiểm soát được vấn đề của mình.

    Trên thực tế, cấp dưới của Bill Gates đều muốn được thử thách và chứng minh năng lực chứ không phải làm việc mà không nhận được bất kỳ phản hồi nào. Hơn nữa, Gates luôn sẵn sàng thay đổi suy nghĩ nếu ai đó đưa ra lập luận đủ thuyết phục. Đó là phẩm chất mà ông được nhiều người ngưỡng mộ.

    Steve Wood, một trong những lập trình viên đầu tiên của Microsoft kể lại: "Bill có thể rất gay gắt khi tranh luận một vấn đề nào đó và vài ngày sau, ông ấy thừa nhận rằng mình đã sai. Rất ít người vừa có nhiệt huyết, khả năng kinh doanh để thành công lại vừa có thể đặt cái tôi của mình sang một bên. Đây là những phẩm chất hiếm có".

    Một Bill Gates già dặn hơn, khôn ngoan hơn

    Vài năm sau, Bill Gates đã học được rằng có giới hạn về việc cấp trên nên thúc đẩy nhân viên như thế nào và ông đã bớt hà khắc hơn khá nhiều so với thời kỳ đầu thành lập công ty.

    Tinh thần không ngại khó ngại khổ và môi trường truyền động lực tại Microsoft đã thu hút được nhiều người trẻ có năng lực và tham vọng đến với công ty. Có thể nói, phong cách quản lý của Gates là một yếu tố quan trọng giúp công ty duy trì lợi thế trong nhiều năm qua.

    Mọi nhà quản lý vĩ đại đều biết rằng việc gì có thể làm theo cách nhẹ nhàng, họ sẽ tiến hàng theo cách nhẹ nhàng nhưng khi cần thiết, họ luôn cần lên tiếng nhận xét hoặc chỉ trích một cách dứt khoát vì lợi ích chung của tập thể.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ