Vì sao ứng viên nào đến phỏng vấn ở LinkedIn cũng được phát cho một cây bút dạ viết bảng?
“Bạn đam mê cái gì nhất? Đây là bảng và bút, bạn hãy dùng chúng để mô tả về điều mà bạn đam mê”. Đó là câu hỏi phỏng vấn dành cho mọi ứng viên xin việc vào LinkedIn bất kể vị trí nào.
Bất cứ khi nào phỏng vấn một ứng viên, việc đầu tiên mà Brendan Browne - người đứng đầu bộ phận tuyển dụng của LinkedIn làm là một cây bút dạ và yêu cầu ứng viên viết lên tấm bảng trắng treo trên tường.
Browne phụ trách tuyển dụng cho mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất toàn cầu này từ năm 2010. Trong quá trình xây dựng đội ngũ của mình, ông nhận ra một bài tập bất thường nhưng lại là chỉ số hoàn hảo nhất để đưa ra quyết định có nên thuê ứng viên đó hay không.
Vị giám đốc nhân sự này luôn đặt một câu hỏi với tất cả ứng viên, bất kể vị trí họ ứng tuyển là gì: “Bạn đam mê cái gì nhất? Đây là bảng và bút, bạn hãy dùng chúng để mô tả về điều mà bạn đam mê”.
Đây là một câu hỏi hoàn toàn mở, nhưng nó là câu hỏi bắt buộc với tất cả ứng viên.
“Tình huống này có chút mơ hồ, nhưng chắc chắn nó sẽ giúp chúng tôi có được câu trả lời chính xác nhất về ứng viên thông qua các câu trả lời tự phát” – Browne chia sẻ.
Chẳng hạn, nếu một ứng viên thích pha chế bia trong thời gian rảnh rỗi, anh ta sẽ phải mô tả trên tấm bảng về quy trình của việc pha chế bia và giải thích từng bước cụ thể trong quy trình. Tương tự đối với một ứng viên đam mê phát triển sản phẩm hoặc quản lý bán hàng.
Thông qua bài tập này, Browne cho biết ông có thể rút ra 4 điều từ ứng viên:
1. Ứng viên đó quan tâm sâu sắc vấn đề gì nhất?
2. Họ có thể tự giải thích vấn đề tốt đến mức nào?
3. Cách nghĩ của họ về quá trình?
4. Họ đối phó thế nào với sự mơ hồ, không rõ ràng?
Sau khi nhận được câu trả lời từ ứng viên, Browne sẽ báo cáo với CEO LinkedIn Jeff Weiner rằng những nhân viên lý tưởng phù hợp từng vị trí sẽ đáp ứng được 3 yêu cầu: biết mơ ước lớn, biết tạo niềm vui và luôn hoàn thành nhiệm vụ.
“Đánh giá kết quả phỏng vấn là một quá trình khó khăn và có thể dẫn đến thiếu sót, nhưng điều chúng tôi thực sự muốn biết là bạn là ai và bạn cảm thấy thế nào khi chúng ta làm việc cùng nhau để giải quyết một vấn đề khó” – Browne chia sẻ.
Ông giải thích rằng ban đầu các ứng viên có thể bị “sốc” với câu hỏi này bởi họ kỳ vọng cái gì đó chuyên nghiệp và thiết thực với công việc mà họ đang ứng tuyển hơn. Tuy nhiên, phản ứng của ứng viên với câu hỏi cũng sẽ cho thấy cách họ xử lý vấn đề khi bắt tay vào công việc.
“Chúng tôi có thể hủy bỏ một dự án mà công ty đang làm hoặc thay đổi một phương thức kinh doanh. Đó là những việc rất dễ thấy ở thung lũng Silicon. Tôi muốn biết bạn sẽ làm gì để xử lý vấn đề này?” – Browne cho biết. Đó cũng là lý do ông hy vọng câu trả lời của ứng viên đối với câu hỏi phỏng vấn “kì lạ” của ông sẽ là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming