Ngày nay, không ai còn nghi ngờ về trí thông minh cao của loài voi, và một trong những điều đặc biệt nhất của loài vật này là văn hóa tang lễ, chúng sẽ tổ chức tang lễ, than khóc, viếng thăm thường xuyên và dùng lá, cành che xác đồng loại đã chết.
- Con người truyền số lượng virus sang động vật nhiều gấp đôi số lượng chúng ta lây từ chúng!
- Ngôn ngữ nào có tốc độ nói nhanh nhất?
- Hổ Java xuất hiện trở lại sau 36 năm tuyệt chủng?
- Ca ghép tim lợn đầu tiên trên thế giới được diễn ra như thế nào?
- Hang Barabar: Nơi ẩn giấu một nền văn minh cổ đại chưa được biết đến?
Trong một nghiên cứu được công bố ngày 26 tháng 2 trên tạp chí Journal of Threatened Taxa, cán bộ thuộc Sở Lâm nghiệp Ấn Độ Parveen Kaswan và nhà nghiên cứu Akashdeep Roy của Viện Khoa học và Giáo dục Ấn Độ đã dành 16 tháng để ghi lại 5 sự kiện chôn cất voi con châu Á ở Tây Bengal, phía bắc dãy Himalaya và vùng đồng bằng ngập nước phía đông.
Những con voi châu Á này, sống trong cảnh quan gồm các khu rừng bị chia cắt, các đồn điền chè, đất nông nghiệp và khu định cư của con người. Chúng đã chôn xác của những con voi con trong đất, bản thân điều này đã bất thường, nhưng phương pháp chôn chúng còn tạo ra một điều bất ngờ hơn.
Trước đây, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy voi rừng châu Phi che các thành viên trong đàn đã chết bằng lá và cành cây.
Năm con voi con châu Á được phát hiện bị chôn vùi trên các đồn điền chè ở phía bắc Tây Bengal trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023. Những con voi con dường như đã được đặt nằm ngửa trong các rãnh thủy lợi sâu tới 65cm, sau đó phủ đất lên. Mặc dù đầu và thân của chúng gần như bị chôn vùi nhưng bốn chân của chúng vẫn nhô lên khỏi mặt đất.
Những con voi con này nằm trong độ tuổi từ từ 3 tháng đến 1 tuổi và chúng đã chết vì các nguyên nhân tự nhiên, chẳng hạn như nhiễm trùng và suy dinh dưỡng. Những vết bầm tím trên lưng cho thấy các thành viên trong đàn đã kéo thi thể của chúng qua một quãng đường dài để đến vùng trồng chè để chôn cất. Trong một số trường hợp, những con voi đã di chuyển suốt 48 giờ trong khi mang theo xác của voi con, theo Live Science.
Các nhà nghiên cứu khẳng định những con voi đặc biệt đặt thi thể của voi con xuống mương với bàn chân hướng lên trên để nhiều thành viên trong đàn có thể tham gia vào quá trình chôn cất. Sự hiện diện của dấu chân và phân của nhiều con voi tại địa điểm này càng củng cố thêm tính chính xác của nhận định này. Nhóm nghiên cứu cũng nghi ngờ những con voi châu Á cố tình che đầu và thân của những con voi con đã chết để bảo vệ chúng khỏi những kẻ ăn xác thối.
Các công nhân trồng chè và dân làng gần đó cho biết họ đã nghe thấy tiếng voi kêu lớn - trong khoảng 30 hoặc 40 phút - trước khi rời khỏi khu vực chôn cất, điều mà các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là lúc đàn voi đang tổ chức tang lễ. Lời giải thích đó phù hợp với kết quả của một nghiên cứu năm 2022, trong đó phát hiện ra rằng những con voi châu Á đứng bảo vệ thi thể của các thành viên trong đàn đã chết, tạo ra tiếng động và tỏ ra an ủi lẫn nhau trong “những phản ứng giống như bình tĩnh lại”.
Sau đó, những con voi châu Á cũng tỏ ra cố gắng tránh đi lại gần các khu mộ. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ những con voi đã khéo léo chọn các đồn điền chè làm nơi chôn cất vì có các rãnh đã được đào sẵn trước đó.
Roy nói với Live Science: “Đàn voi sẽ không thể chôn xác ở các ngôi làng vì có nhiều sự xáo trộn của con người” . “ Chúng cũng không thể làm điều đó trong khu rừng không có rãnh đào sẵn”.
Voi là một trong số rất ít những loài động vật có thể nhận ra hình phản chiếu của chính mình trong gương, tức là có khả năng tự nhận thức. Và loài voi còn có khả năng nhớ mặt tuyệt vời, chúng gần như không bao giờ quên nhau, thậm chí sau nhiều thập kỷ vẫn có thể nhận ra được bạn bè. Có thể lấy ví dụ là câu chuyện xảy ra vườn thú bang Tennessee, khi người ta đem tới đây một chú voi mới thì có một con voi đang sống tại đây đã tỏ ra vô cùng phấn khích và quấn quít với “người bạn mới”, khác hẳn với thái độ thăm dò của những con voi khác trong vườn thú.
Các nhà khoa học không thể lý giải được hiện tượng này cho tới khi lục tìm hàng trăm trang tài liệu về chú voi này. Hóa ra cách đây 22 năm, hai chú voi này đã cùng sống và chơi với nhau trong rạp xiếc.
Giống với con người, loài voi cũng phải chịu những chấn thương tâm lý vô cùng nặng nề khi chứng kiến cái chết của bạn bè. Vào tháng 4 năm nay, tại công viên Elephant Nature ở Thái Lan cũng xảy ra câu chuyện “voi khóc bạn” khiến những người có mặt đều cảm thấy thương cảm. Hai chú voi tên là Jok và Mae Perm đã sống bên cạnh nhau và thân thiết với nhau suốt 17 năm.
Được biết, Jok là chú voi được trung tâm này giải cứu từ một nhóm khai thác gỗ phi pháp. Khi được đưa về đây, đôi mắt của Jok đã mù lòa. Từ đó, Mae Perm đã trở thành đôi mắt cho Jok. Cả hai lúc nào cũng quấn quýt bên nhau, cùng chơi đùa, cùng ăn và cùng ngủ. Tuy nhiên vào đầu tháng Tư vừa qua, Mae Perm do già yếu nên qua đời trước, bỏ lại chú voi mù một mình sống cô đơn.
Vào hôm tổ chức lễ chôn cất cho Mae Perm (chú voi này được trung tâm đem chôn ngay bên cạnh chuồng ở của Jok), chú voi mù đã liên tục tỏ ra buồn bực, gầm rú, khóc thương cho người bạn thân thiết của mình trong suốt 6 giờ đồng hồ.
Tham khảo: Zhihu; Smithsonianmag
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời