Viber mua Nextpeer, chuẩn bị tấn công mạnh vào mảng game di động

    Billvn,  

    Viber vừa thực hiện thương vụ thâu tóm Nextpeer với tham vọng tấn công sâu vào thị trường game di động.

    Viber, ứng dụng nhắn tin với 600 triệu người sử dụng (đã được Rakuten của Nhật Bản mua lại với giá 900 triệu USD nhưng vẫn hoạt động với tên Viber) vừa thực hiện thương vụ thâu tóm Nextpeer, một dự án khởi nghiệp về game có trụ sở tại Israel. Giá trị thương vụ được xác định khoảng 900 triệu USD. Nextpeer sẽ cung cấp các SDK để kết hợp tính năng chơi game xã hội vào ứng dụng của Viber.

    Rakuten cho biết bộ công cụ phát triển ứng dụng (SDK) và các dịch vụ liên quan của Nextpeer vẫn sẽ tiếp tục hoạt động bình thường nhưng sẽ được mở rộng và tích hợp để làm việc với nền tảng Viber. Tất cả 12 nhân viên của Nextpeer sẽ gia nhập Viber ngay sau khi hợp đồng được kí kết.

    Michael Shmilov, COO của Viber cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng chào đón bộ phận Nextpeer gia nhập gia đình Viber. Trong thỏa thuận này, chúng tôi đã tìm đến một đối tác có chung niềm đam mê với chúng tôi và sẽ cùng nhau xây dựng một nền tảng mở cho các nhà phát triển".

    Đây là thương vụ đầu tiên của Viber. Dịch vụ chơi game của công ty ra mắt lần đầu tiên vào năm 2014 và được mở rộng ra phạm vi toàn cầu vào tháng Hai năm nay.

    Không giống như các dịch vụ hiện nay không hỗ trợ OpenFeint, các SDK của Nextpeer sẽ tạo điều kiện cho các nhà phát triển có thể phát hành game trên nền tảng Viber và người dùng có thể tương tác với nhau từ mạng xã hội.

    Để sử dụng các SDK miễn phí, các nhà phát triển phải chịu quảng cáo từ Nextpeer nhưng họ có thể tùy biến giao diện và loại bỏ quảng cáo nếu trả thuê bao 199 USD/tháng. Nextpeer tuyên bố rằng các trò chơi được phát triển từ bộ SDK của họ đã đạt được 196 lượt tải về.

    Cụ thể, hiện nay đã có khoảng 8000 người đăng kí sử dụng SDK của họ, điễn hình là trò chơi 2048 Number Puzzle đã trở nên phổ biến hơn từ khi sử dụng dịch vụ của công ty.

    Quyết định bán mình của Nextpeer cũng dễ hiểu khi dự án khởi nghiệp này không đủ tài chính để phát triển ở quy mô lớn hơn, họ chỉ thu được 2,9 triệu USD tiền tài trợ vào năm 2013. Smilov cho biết:

    "Việc mua lại cho Nextpeer sẽ giúp đối tác phát triển lớn mạnh hơn, đồng thời tạo điều kiện cho họ có cơ hội tiếp xúc với 600 triệu người dùng trên toàn cầu của Viber. Hai công ty có chung niềm đam mê với mục tiêu kết nối những người chơi game di động và cung cấp một nền tảng xã hội mạnh mẽ cho các nhà phát triển".

    Đối với Viber, thương vụ này sẽ giúp họ mở rộng các chức năng và dịch vụ game cung cấp cho người dùng. Điều này có nghĩa là khoảng cách giữa công ty và các nhà phát triển sẽ được kéo lại gần hơn với hi vọng ngày càng có nhiều trò chơi hơn được cung cấp cho cổng game của Viber. Có thể nhìn thấy động thái này của Viber nhằm mục đích giữ người dùng ở lại lâu hơn với nền tảng của họ.

    Ngoài game, Viber còn cung cấp nhiều dịch vụ như stickers, photos, videos, chia sẻ địa điểm và cuộc gọi miễn phí. Nếu thành công, mảng kinh doanh game hứa hẹn sẽ là một nguồn thu lớn tiếp theo của Viber trong thời gian tới.

    Tham khảo: techcrunch

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ