Việt Nam cần phát triển tài năng trong lĩnh vực bán dẫn

    Nguyễn Hải,  

    "Việt Nam cần phát triển tài năng trong lĩnh vực bán dẫn" đó là những chia sẻ của Tiến sĩ Trần Mỹ An - Phó Chủ tịch Kỹ thuật Tập đoàn Qualcomm trong chuyến công tác tại Việt Nam.

    Tiến sĩ Trần Mỹ An được biết đến là phó Chủ tịch kỹ thuật Tập đoàn Qualcomm với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ không dây. Bà là một nhà phát minh với khoảng 500 bằng sáng chế và hơn 20 ấn phẩm. Bà hiện đang làm việc tại mảng bản quyền công nghệ của Qualcomm, lãnh đạo phát triển công nghệ tiên tiến, thúc đẩy chiến lược và phát triển các hệ sinh thái công nghệ trên toàn cầu.

    Tại Việt Nam, Bà được cộng động biết đến với vai trò là người dẫn dắt chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Qualcomm với trọng tâm là chương trình Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (gọi tắt là QVIC). Ngoài ra, Tiến sĩ Trần Mỹ An cũng quản lý các chương trình hợp tác nghiên cứu của trường đại học Qualcomm về điện tử, viễn thông và vô tuyến.

    Khát vọng sáng tạo để giải quyết vấn đề bằng công nghệ của Người Việt 

    Việt Nam cần phát triển tài năng trong lĩnh vực bán dẫn- Ảnh 1.

    Tiến sĩ Trần Mỹ An - Phó Chủ tịch Kỹ thuật, mảng Bản quyền công nghệ Tập đoàn Qualcomm

    Tại buổi chia sẻ trong khuôn khổ Podcast QVIC giữa Bà Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch và CEO IBP, Nhà sáng lập BSSC- Đối tác và Chuyên gia của chương trình nhiều năm qua, Tiến sĩ Trần Mỹ An chia sẻ 3 từ khóa để mô tả cộng đồng các startup Việt thông qua quan sát của Bà năm vừa qua: ấn tượng, sáng tạo và cống hiến.

    Từ năm 2019 đến nay, QVIC trải qua 3 mùa tổ chức đã trở thành một chương trình đổi mới sáng tạo uy tín ở Việt Nam, nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông và từ các Quỹ đầu từ giúp tài trợ cho các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là các startup deep tech (công nghệ lõi). Mục tiêu chính của QVIC là hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ, các công ty vừa và nhỏ và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới tại Việt Nam, nhằm tạo ra các sản phẩm sáng tạo góp phần vào sự phát triển kinh tế.

    Những con số nổi bật sau 3 mùa giải vừa qua có thể kể đến như: gần 500 startup tham dự; 87 bằng sáng chế đăng ký thành công trong đó có 29 bằng sáng chế dưới sự hỗ trợ của Qualcomm; hơn 32 triệu USD gọi vốn; 25 sản phẩm được thương mại hóa và đưa ra thị trường.

    Việt Nam cần phát triển tài năng trong lĩnh vực bán dẫn- Ảnh 2.

    Tiến sĩ Trần Mỹ An - Phó Chủ tịch Kỹ thuật, mảng Bản quyền công nghệ Tập đoàn Qualcomm cùng các đối tác của QVIC và startup tham gia Roadshow QVIC 2024

    QVIC 2024 đang tìm kiếm các ý tưởng cải tiến phần mềm (software) liên quan đến AI, không cần xây dựng phần cứng, mà chỉ cần ý tưởng về cách kết hợp AI vào nền tảng Qualcomm. Điều này là một phần của nỗ lực liên tục nhằm làm cho QVIC trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn. "Chúng tôi mong muốn tiếp tục phát triển và cải thiện chương trình, tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ tiên tiến tại Việt Nam".

    Bán dẫn là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất không chỉ cho Việt Nam mà cả thế giới

    Bán dẫn là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất mà chúng ta cần giải quyết, không chỉ cho Việt Nam mà cho cả thế giới. Bán dẫn có mặt trong mọi thứ chúng ta chạm vào ngày nay. Vì vậy Việt Nam cần những tài năng và những công ty làm việc về phát triển công nghệ này.

    Để Việt Nam trở nên nổi bật trên sân chơi toàn cầu, chúng ta cần có những tài năng để có thể thiết kế và xây dựng bán dẫn, không chỉ để nghiên cứu, mà còn phát triển và xây dựng công viên công nghệ (tech park) cho điều đó. "Tôi nghĩ để Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh, chúng ta cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tài năng. Đây cũng cách để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh", TS An nhấn mạnh vai trò của đầu tư vào nhân tài.

    Việt Nam cần phát triển tài năng trong lĩnh vực bán dẫn- Ảnh 3.

    Chị Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch HĐQT & CEO IBP, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP. HCM (YBA)

    Nói về xu hướng công nghệ toàn cầu, TS Trần Mỹ An đề cập đến truyền thông không dây 5G, trí tuệ nhân tạo (AI). Một điều đặc biệt về 5G là tác động của nó đối với sự biến đổi số. Và xu hướng công nghệ toàn cầu tiếp theo là tạo ra trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo sẽ được biến đổi trong mọi ngành, không chỉ ở một lĩnh vực. "Tìm cách tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm của mình, điều đó sẽ giúp bạn đưa sản phẩm của mình một cách tốt nhất". Bà An nhắn nhủ.

    Những cơ hội mới cho hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo Việt Nam từ việc nâng cao quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ

    Việt Nam cần phát triển tài năng trong lĩnh vực bán dẫn- Ảnh 4.

    Từ trái sang phải: Anh Đặng Tấn Đức - Chủ tịch HĐQT BECAMEX Business Incubator, Nguyễn Thị Diệu Hằng - CEO BSSC, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP. HCM (YBA)PGS, TS Vũ Minh Khương - Phó Giáo sư Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore - NUS), Tiến sĩ Trần Mỹ An - Phó Chủ tịch Kỹ thuật, mảng Bản quyền công nghệ của Qualcomm, Chị Nguyễn Thanh Thảo - Quản lý cấp cao, Bộ phận Phát triển Kinh doanh Qualcomm, Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch HĐQT & CEO IBP, Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP. HCM (YBA)

    Chia sẻ về những cơ hội cho Hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Việt Nam và Qualcomm sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ ra tuyên bố chung nâng cao quan hệ hai bên lên Đối tác chiến lược toàn diện, Tiến sĩ Trần Mỹ An Tiến sĩ An cho rằng:

    "Đối với cơ hội của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu, đặc biệt sau tuyên bố chung của Hoa Kỳ về mối quan hệ hai bên trong năm 2023, Việt Nam đã được đặt trên bản đồ thế giới, mang lại nhiều cơ hội mới. Để tận dụng cơ hội này, Việt Nam cần tập trung vào việc đầu tư và xây dựng nhân tài. Sinh viên Việt Nam nổi tiếng với khả năng xuất sắc trong toán học và sự tận tâm, điều này tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công của Việt Nam trên đấu trường quốc tế."

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ