Việt Nam có 'cơn sốt' taxi điện của ông Phạm Nhật Vượng còn đây là loại hình taxi đang khiến cả thế giới 'đứng ngồi không yên', ông lớn rót hàng tỷ USD để giành thị phần
Loại hình taxi này được cho sẽ thay đổi ngành vận tải trong tương lai gần, là phát minh để giải quyết các vấn đề về tắc đường.
- Công ty taxi điện của ông Phạm Nhật Vượng tìm đối tác tài xế Greencar Luxury VF8: Lương gần 14 triệu đồng, có khả năng nói tiếng Anh và cao từ 1m70 trở lên
- Nóng: Châu Âu chính thức cấm xe xăng, BMW, Vokswagen sắp bất lực ngồi nhìn xe điện Trung Quốc 'xâm chiếm' toàn EU?
- 'Miếng bánh' gọi xe công nghệ rơi vào tay ông lớn ngoại, công ty của ông Phạm Nhật Vượng hợp sức với Be liệu có vẽ lại thị trường?
- Ông bố Việt làm siêu xe gỗ cho con được Audi liên hệ: 'Họ kinh ngạc và thán phục, bỏ ngỏ khả năng hợp tác trong tương lai'
- Thuê 500 chiếc xe điện VinFast chạy taxi, "vị khách sộp" của GSM phải chi hết bao nhiêu tiền?
Phương tiện của tương lai
“Taxi bay” hay eVTOL – phương tiện cất và hạ cánh thẳng đứng chạy bằng điện, với cách hoạt động tương tự như một chiếc máy bay không người lái đang được các hãng công nghệ đẩy mạnh phát triển và đưa ra thị trường.
Đây được coi là một giải pháp di chuyển đột phá của con người, giải quyết vấn đề đi lại tại các khu vực có không gian hạn chế như trong thành phố, đặc biệt được coi là giải pháp cho các quốc gia thường xuyên xảy ra tắc đường, bao gồm cả Việt Nam.
Loại phương tiện này chỉ có khoảng 4-5 chỗ ngồi như một chiếc taxi bình thường. Chỉ tính riêng đến năm 2021, đã có hàng tỉ USD đã đổ vào để phát triển lĩnh vực này.
Chính vì bởi những đột phá mà taxi bay mang lại, đây sẽ là một “miếng bánh ngọt” trong ngành di chuyển công nghệ, bao gồm vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và cả mục đích quân sự hay di chuyển khẩn cấp. Theo nhà phân tích Marcelo Motta của JPMorgan Chase, chỉ riêng thị trường hành khách có thể tăng lên tới 1.000 tỷ USD vào năm 2040 và khoảng 3.000 tỷ USD bao gồm cả quân sự và hàng hóa.
Cuộc đua sản xuất taxi bay
Taxi bay đang thu hút đông đảo các công ty công nghệ tham gia vào cuộc đua. Tại Pháp, vào ngày 12/11 vừa qua, taxi bay thử nghiệm Volocopter đã cất cánh với một hành khách trong cabin từ sân bay Pontoise-Cormeilles ở ngoại ô thành phố Paris.
Volocopter có tốc độ tối đa 90 km/h và tầm hoạt động 20 km. Volocopter đang trong một cuộc chạy đua với các công ty khác trên khắp thế giới bao gồm Lilium, Joby Aviation và Airbus để có trong tay chiếc ô tô bay đầu tiên được các cơ quan quản lý chứng nhận. Họ đặt mục tiêu đạt được điều này trong khoảng 2 năm.
Còn tại Anh, công ty khởi nghiệp phát triển taxi bay Vertical Aerospace cho biết đã nhận được các đơn hàng đặt mua 1.000 máy bay eVTOL với tổng trị giá có thể lên đến 4 tỉ USD từ hai hãng hàng không American Airlines (Mỹ), Virgin Atlantic Airways (Anh) và Công ty cho thuê máy bay Avolon Holdings (Ireland).
Wisk Gen6 là ứng cử viên hàng đầu để trở thành chiếc taxi bay đầu tiên được Cục Hàng không liên bang thông qua. Giá dự kiến cho một chuyến bay với Wisk vào khoảng 4,8 USD/khách/km (tương đương khoảng 117.000 đồng). Với tốc độ tối đa 222km/h, Wisk Gen6 có tầm hoạt động 145km ở độ cao 762 - 1.219 mét so với mặt đất. Chiếc taxi bay này có thể sạc trong 15 phút.
Theo Sputnik, với sự hợp tác của Archer Aviation, hãng hàng không United Airlines của Mỹ đang lên kế hoạch ra mắt dịch vụ taxi bay điện đầu tiên vào năm 2025. Các chuyến bay sẽ khởi hành từ Sân bay Quốc tế O'Hare đến Vertiport Chicago, cơ sở cất cánh và hạ cánh máy bay thẳng đứng lớn nhất Bắc Mỹ. Theo đó, taxi bay điện của Archer Midnight có thể chở 4 hành khách, hành lý và một phi công với quãng đường tối đa 160 km. Taxi bay cũng được tối ưu hoá cho các chuyến bay 32 km, với một lần sạc 12 phút ở giữa mỗi chặng bay.
Taxi bay được trang bị 6 pin, có thể chạy với vận tốc 240km/h và sẽ hoạt động với mức giá cạnh tranh với các dịch vụ di chuyển mặt đất.
Những rào cản của taxi bay
Theo các chuyên gia, mặc dù lạc quan về việc những chiếc eVTOL sẽ được cất cánh và thương mại hóa trong thập kỷ tới, nhưng những chiếc taxi bay này sẽ không ra mắt nhanh như các công ty khởi nghiệp và hãng hàng không có thể hy vọng.
Bên cạnh việc sản xuất và xin chứng nhận, những chiếc taxi bay cũng cần được mở đường về cơ sở hạ tầng và có thể sẽ mất một khoảng thời gian dài để trở nên phổ biến.
Ví dụ, nếu eVTOL đáp xuống các mái nhà, thì sẽ có rất nhiều công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng mới sẽ chuyển đổi các mái nhà thành nơi đỗ. Với eVTOL hoạt động bằng pin điện, các tòa nhà này cũng phải tạo ra năng lượng và điện năng đáng kể cho các trạm sạc.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"