Gói cước 2G sẽ chịu phí như gói cước 3G.
Theo đó, khách hàng chỉ cần nhớ một cú pháp (Têngóicước gửi 191) để đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Internet của Viettel. Giá cước và cách tính cước cho thuê bao 2G và 3G cũng được áp dụng chung, không phân biệt điện thoại khách hàng sử dụng là 2G hay 3G.
Viettel cũng tiến hành cơ cấu lại dịch vụ Mobile Internet theo hướng chỉ còn 5 gói (Gồm MI10, MI30, MIMAX, DMAX, DMAX200), đồng thời hợp nhất phí duy trì 3G (10.000đ/tháng) vào cước thuê bao 3G. Trong đó có 2 gói tính theo lưu lượng: MI10, MI30 và 3 gói cước không giới hạn: MIMAX, DMAX và DMAX200. Đồng thời đưa khoản phí duy trì dịch vụ 3G (10.000đ/tháng) như trước đây mà hợp nhất vào giá cước thuê bao tháng của từng gói cước. Ví dụ thuê bao MIMAX trước đây chỉ phải trả 40.000 đồng/tháng kèm phí duy trì dịch vụ 3G hàng tháng là 10.000 đồng, nay sẽ phải chi trả 50.000 đồng/tháng.
Bên cạnh đó, sau khi dùng hết gói cước không giới hạn như MIMAX, DMAX, người dùng có thể nhận thêm 500MB dung lượng chỉ với 30.000 đồng. Gói cước cho sinh viên vẫn giữ nguyên giá (30.000 đồng/tháng) và dung lượng cho đối tượng này.
Viettel cho rằng lần hợp nhất chính sách 2G và 3G này sẽ khiến giá cước data 2G giảm 50% (từ 5đ/10KB xuống còn 2,5đ/10KB) cũng giúp các bạn sinh viên chưa có máy 3G được sử dụng Mobile Internet nhiều hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android