Vinmart và Vinmart+ sáp nhập vào Masan

    Lê Hải, Theo NDH 

    VinCommerce, VinEco và Masan Consumer Holding sẽ được sáp nhập để thành lập pháp nhân mới. Vingroup sẽ thực hiện hoán đổi cổ phần tại các công ty con, giảm sở hữu cổ phần và không còn chi phối.

    Theo nguồn tin của Người Đồng Hành, Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa quyết định sáp nhập Công ty VinCommerce, Công ty VinEco với Công ty Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer Holding) để thành lập tập đoàn hàng tiêu dùng và bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

    Trong thư gửi cán bộ công nhân viên được phát đi sáng nay (3/12), Ban lãnh đạo Vingroup cho biết sau khi hoán đổi cổ phần, do tỷ lệ sở hữu trong công ty mới không còn đa số, tập đoàn quyết định chuyển giao toàn bộ việc điều hành Công ty VinCommerce (chuỗi siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart ) và Công ty VinEco sang cho Tập đoàn Masan. Ban lãnh đạo Vingroup cũng cho biết việc chuyển nhượng này nhằm tập trung toàn bộ nguồn lực cho 2 lĩnh vực là công nghiệp và công nghệ (hiện có VinFast và VinSmart).

    Vinmart và Vinmart sáp nhập vào Masan - Ảnh 1.

    VinCommerce có vốn điều lệ là 6.436 tỷ đồng, sở hữu chuỗi Vinmart và Vinmart . Theo số liệu cập nhật từ website, VinMart hiện có 115 siêu thị còn VinMart có 2.438 cửa hàng, lớn nhất trong các hệ thống bán lẻ tại Việt Nam. Hồi tháng 9, nhóm các quỹ đầu tư nước ngoài, đứng đầu là Quỹ Đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) đã rót 500 triệu USD để sở hữu 16% vốn CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM, công ty mẹ của VinCommerce.

    Cùng với sự phát triển của chuỗi Vinmart và Vinmart , doanh thu mảng bán lẻ liên tục tăng trưởng và có thời điểm vượt cả doanh thu bất động sản. Năm 2018, doanh thu mảng bán lẻ đạt 21.257 tỷ đồng, cao hơn 47% so với 2017. Tính đến cuối tháng 9, tổng doanh thu thuần hoạt động bán lẻ của Vingroup đạt 23.571 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước và lỗ 3.461 tỷ đồng.

    Với VinEco vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, là công ty nông nghiệp áp dụng công nghệ vào sản xuất với sở hữu 15 nông trường trên cả nước, hơn 800 hợp tác xã liên kết. Diện tích sản xuất là 3.000ha.

    Trong khi đó, Hàng tiêu dùng Masan có vốn điều lệ 7.229 tỷ đồng, là doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu như mỳ ăn liền (Omachi, Kokomi, Sagami), gia vị (nước mắm Nam Ngư, Chinsu, nước tương Chinsu), đồ uống (nước khoáng Vĩnh Hảo), cà phê (Vinacafe). Doanh nghiệp này cũng sở hữu mạng lưới bán lẻ với 180.000 điểm bán lẻ sản phẩm thực phẩm và 160.000 điểm bán lẻ sản phẩm đồ uống.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ