Vivo tràn ngập ở World Cup: cách BKK Electronics đã vươn lên đỉnh cao, và sẽ chìm vào suy vong
Hình ảnh của Vivo tại World Cup năm nay chính là minh chứng cho sức mạnh của BKK Electronics trên một lĩnh vực có vai trò sống còn tới thị trường smartphone.
Những ngày này, các fan của công nghệ chắc chắn đã nhận ra một điểm đặc biệt về World Cup: sự kiện bóng đá lớn nhất năm nay tràn ngập các hình ảnh của Vivo. Đúng vậy, không phải là Apple, Samsung hay Sony, chỉ duy nhất một tên tuổi đến từ Trung Quốc mới là nhãn hiệu smartphone duy nhất được phép đưa World Cup vào các mẩu quảng cáo “chính thức” của FIFA hay lên 4 mặt sân.
Sự kiện này không phải là minh chứng duy nhất cho tầm vóc của Vivo. Từ năm 2017, hãng điện thoại Trung Quốc này đã lọt vào top 5 thế giới về thị phần. Tại Trung Quốc và Ấn Độ - hai thị trường có lẽ là quan trọng nhất hiện nay, Vivo cũng thường xuyên đứng trong top 5.
Và nếu đã nhắc đến Vivo, chúng ta cũng không thể bỏ qua "người anh em" OPPO. Trong rất nhiều quý tài chính, 2 thương hiệu này có thể giúp công ty mẹ BKK Electronics (của tỷ phú Wei Shen) lật đổ cả Apple lẫn Huawei để nắm giữ vị trí số 2 thế giới.
Vươn lên bằng quảng cáo
Dù là xem World Cup hay xem TV “bình thường”, bạn vẫn có thể nhận ra lý do chủ chốt dẫn tới sự thành công của Vivo và OPPO: quảng cáo. World Cup 2018 chỉ là cột mốc tiếp theo trong một bảng thành tích rất ấn tượng trên lĩnh vực quảng cáo: từ NBA (quyền phát sóng tại Trung Quốc), giải Pro Kabaddi (Ấn Độ), bộ phim Captain America: Civil War cho đến World Cup 2018 và World Cup 2022.
OPPO thì sao? Không ấn tượng bằng Vivo nhưng thương hiệu này hiện đang là đối tác chính thức của FC Barcelona. Tại các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan hay Việt Nam, OPPO cũng rất mạnh tay tài trợ các chương trình truyền hình.
Hiển nhiên, người dùng Việt Nam cũng đã quá quen với hình ảnh OPPO xuất hiện mọi lúc mọi nơi cùng Sơn Tùng MTP.
Chọn đúng đường để đi
Các tín đồ công nghệ có lẽ đều hiểu rõ một điều: OPPO và Vivo trong cả lịch sử tồn tại hoàn toàn không có sáng tạo nào có thể khuynh đảo cả thị trường cả. Cấu hình của từ 2 hãng này gần như lúc nào cũng “làng nhàng”, và thiết kế thì lúc nào cũng đều vay mượn từ Apple.
Nhưng bù lại OPPO và Vivo rất biết xây dựng hình ảnh. Vung tiền cho các ngôi sao và các chiến dịch quy mô thì đã đành, OPPO và Vivo còn chọn đúng yếu tố để quảng cáo: camera. Từ việc khoe... cảm biến do Sony sản xuất, chạy đua số chấm cho đến những khẩu hiệu quảng cáo nhập nhằng về khái niệm AI, OPPO và Vivo rất biết cách gây ấn tượng với đối tượng người dùng ít hiểu biết về công nghệ. Hãy để ý mà xem, vì sao nói số “chấm” thì OPPO và Vivo đứng đầu thế giới (đặc biệt là với camera tự sướng) nhưng chẳng bao giờ 2 thương hiệu này lọt vào top thế giới về chất lượng ảnh chụp?
Một yếu tố khác cũng giúp cho chiến lược quảng cáo của OPPO và Vivo trở thành một bài học kinh điển không kém gì chiến dịch “ném đá” Apple của Samsung ngày trước: OPPO và Vivo rất chịu khó chia chiết khấu cho các chuỗi bán lẻ. Nếu bán một chiếc OPPO cùng giá với Samsung sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn, bạn sẽ hiểu vì sao nhiều chuỗi bán lẻ tại Trung Quốc và Ấn Độ lại sẵn sàng giăng biển OPPO và Vivo thay vì Samsung. Vô hình chung, bằng cách cắn răng chia sẻ doanh thu, OPPO và Vivo đã tạo ra một mạng lưới quảng cáo khổng lồ tại châu Á.
Và đúng đường để thất bại
Đúng vậy, cách sống của OPPO và Vivo đã từng là hoàn hảo. Nhưng cũng giống như chiến lược phá giá cấu hình của Xiaomi hay triết lý “sống bằng cạnh khóe” của Samsung, không có thành công nào có thể kéo dài mãi mãi.
Những tín hiệu bất lợi đang xuất hiện ngày một nhiều. Kết thúc năm 2017 và quý 1/2018, Vivo và OPPO hoặc suy thoái, hoặc ngừng tăng trưởng tại quê nhà Trung Quốc. Tại Ấn Độ, cả Vivo và OPPO đều bị suy giảm doanh số tới gần một nửa khi không còn “chịu được nhiệt” và cắt giảm dần chi phí quảng cáo/chiết khấu. Riêng OPPO bị hé lộ khoản lỗ lên tới 30 triệu USD tại Ấn Độ.
Trớ trêu thay, trong lúc các thương hiệu giá rẻ như OPPO và Vivo bắt đầu gặp khó, Apple vẫn thu về lợi nhuận cao gấp 10 lần của cả Xiaomi, OPPO và Vivo cộng lại tại Ấn Độ. Tại Trung Quốc, Apple chứng kiến doanh số iPhone tăng 37%. Ngay cả Samsung vẫn có thể “kéo” được doanh số lên mức 1,2 triệu máy chỉ trong vòng hơn 1 tháng ra mắt Galaxy S9/S9 .
Con đường của tương lai
Một con số khác không thể không nhắc tới: năm 2017, giá smartphone đến tay người dùng tại Trung Quốc đã tăng tới 20%! Rõ ràng là nhu cầu dành cho smartphone đắt tiền hơn đang ngày một gia tăng – đủ để Apple tăng trưởng và doanh số Galaxy S9/S9 lên đến đơn vị triệu máy tại một thị trường mà Samsung vốn đã gần như... bốc hơi.
Những dấu hiệu hụt hơi của OPPO và Vivo chỉ có thể đến từ một nguyên nhân duy nhất: triết lý vung tiền quảng cáo/chiết khấu thay vì sáng tạo không còn phù hợp với thời đại mới.
2 thương hiệu của OPPO và Vivo bắt đầu hiểu rõ điều này. Với các sản phẩm như Vivo NEX, Vivo X21 hay OPPO Find X, họ bắt đầu tìm đến các công nghệ mới mẻ mà Apple hay Samsung (hoặc các tên tuổi sáng tạo quen thuộc) không hề có, như cảm biến vân tay dưới màn hình hay camera “thò thụt”.
Nhưng tương lai của cảm biến vân tay dưới màn vẫn còn bị đặt dấu chấm hỏi và camera thò thụt sẽ mang đến nhiều lo ngại về độ bền. Khi thị trường tiến dần lên các phân khúc cao, Vivo và OPPO sẽ phải chạy đua cấu hình và đặc biệt là sẽ phải đưa ra các sáng tạo ở cùng một đẳng cấp với Apple và Samsung. Bởi nếu, một khi người dùng đã quá quen thuộc và đã quá hiểu biết về smartphone, những mẩu quảng cáo xuất hiện khắp 4 mặt sân cỏ sẽ không thể là vỏ bọc cho những chiếc điện thoại làng nhàng mang thiết kế “nhái” được nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"