VMO Holdings: Chinh phục thị trường công nghệ thông tin bằng sự tận tâm trong từng sản phẩm
Trân trọng từng cơ hội, từng hợp đồng, VMO Holdings sẵn sàng chấp nhận đánh đổi lợi nhuận về tài chính để giải quyết tận gốc bài toán khách hàng đặt ra và tạo dựng niềm tin với họ.
Trên bản đồ công nghệ thế giới, Việt Nam đang ngày càng được đánh giá cao bởi các đối tác, chuyên gia trong ngành. Góp phần nâng tầm vị thế của ngành CNTT Việt Nam như ngày nay, không thể không kể tới các công ty phát triển phần mềm thuê ngoài (outsourcing) mà nổi bật là Công ty Cổ phần công nghệ VMO Holdings (VMO). VMO nhanh chóng gây được tiếng vang lớn khi tăng trưởng thần tốc trong 3 năm: quy mô nhân sự tăng từ 300 người lên 1200, có chi nhánh tại những thị trường công nghệ hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Singapore và đảm nhận nhiều dự án công nghệ khó, đòi hỏi năng lực thực hiện cao.
Hành trình của VMO bắt đầu từ năm 2012, khi làn sóng phát triển các ứng dụng trên điện thoại di động bùng nổ mạnh mẽ. Ngày đó, những nhà sáng lập của VMO mới chỉ là những kỹ sư trẻ đam mê công nghệ và phát triển các dự án nhỏ cho các công ty nước ngoài, chủ yếu là thị trường Mỹ. Nhưng chính những dự án nhỏ lẻ ấy đã đưa họ đến với một ước mơ lớn hơn: thành lập công ty của riêng mình, góp phần đưa ngành CNTT Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ thế giới.
Là một công ty phát triển công nghệ, VMO xây dựng đội ngũ kỹ sư đa năng, có thể chinh chiến ở nhiều mảng của ngành như AI, IoT, E-commerce, Healthcare... Với thế mạnh là tuổi trẻ và khát vọng xây dựng một hình ảnh khác biệt với số đông, VMO tập trung vào các xu hướng công nghệ nổi bật trên thế giới.
"Khi bắt tay vào một dự án, việc đầu tiên mà VMO nghĩ đến chính là làm cách nào để giải quyết bài toán do khách hàng đặt ra chứ không phải việc bài toán đó khó như thế nào. Đề bài dù có hóc búa đến đâu, chỉ cần tận tâm và tập trung hết mình, chúng tôi luôn có thể tìm ra được lời giải. VMO quan niệm đó là giá trị của mình. Dự án càng thách thức, người ta càng ngại làm mà mình có thể làm được thì lại càng có ý nghĩa", Giám đốc Vận hành của VMO - ông Nguyễn Đức Hạnh nhấn mạnh.
Gắn bó với VMO từ những ngày đầu tiên, theo ông Nguyễn Đức Hạnh, khó khăn lớn nhất của các công ty công nghệ Việt Nam khi ra thị trường quốc tế, nhất là giai đoạn khai phá thị trường mới, là niềm tin. Thực tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài chưa có nhiều thông tin về các công ty công nghệ của Việt Nam và vì vậy, ưu tiên hàng đầu của họ là các công ty đến từ Ấn Độ hay Thái Lan - những quốc gia vốn mạnh về Outsourcing.
Hiểu rằng để xây dựng niềm tin cho khách hàng thì không có cách nào khác là phải tận tâm, chỉn chu trong từng sản phẩm, VMO luôn chắt chiu từng cơ hội, làm việc với tất cả tâm huyết, thực hiện dự án cho khách hàng như làm cho chính mình. Đó vừa là giá trị cốt lõi của công ty, vừa là thế mạnh cạnh tranh của VMO trước các công ty công nghệ khác ở trong và ngoài nước.
Khát vọng được công nhận đánh đổi bằng những ngày tháng "nằm gai nếm mật", những lần thức xuyên đêm để trao đổi với đối tác, khách hàng do chênh lệch múi giờ và để theo kịp tiến độ. Thậm chí đã có lúc VMO phải chấp nhận chịu lỗ bởi dự án quá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực. Tất cả vì một mục tiêu là sự hài lòng của khách hàng và thành công của sản phẩm khi đưa ra thị trường.
"Khoảng 4 - 5 năm trước, VMO thực hiện một dự án cho khách hàng Mỹ. Yêu cầu đặt ra là thiết kế sản phẩm dùng drone để giao hàng. Thiết bị này sẽ bay đến nơi của người bán để gắp hàng đi và thả đến địa điểm của người nhận. Đó là một dự án rất khó về mặt kỹ thuật bởi ở thời điểm ấy, công nghệ này mang rất nhiều thách thức. Nhưng đội ngũ của VMO vẫn hoàn thành được, tạo ra sản phẩm, test chạy thử nghiệm và được khách hàng dành nhiều lời khen." ông Nguyễn Đức Hạnh kể về một trong những dự án ấn tượng nhất của VMO.
Lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công cho mỗi dự án, Ban lãnh đạo của VMO sẵn sàng đánh đổi lợi nhuận về tài chính để lấy cơ hội và sự tin tưởng. Cơ hội được thử sức và tiếp cận với những tri thức mới, cơ hội được "bung" hết sức để vượt qua những giới hạn của bản thân. Và hơn hết, VMO giờ đây đã là doanh nghiệp có thương hiệu, trí tuệ Việt Nam đã được nhìn nhận xứng đáng, chất lượng sản phẩm của người Việt có thể cạnh tranh và sánh vai với các cường quốc năm châu.
Ngoài khó khăn khách quan về thị trường, những công ty công nghệ như VMO cũng từng phải đối mặt với không ít thách thức nội tại. Đó là trình độ chưa theo kịp với sự phát triển của thế giới, là rào cản về ngôn ngữ, hạn chế về khả năng truyền đạt thông tin, khác biệt về phong cách, văn hóa làm việc…
Để giải quyết vấn đề này, ban đầu, VMO xây dựng một đội ngũ kỹ sư nòng cốt gồm những nhân sự giỏi nhất, thiện chiến nhất, nhanh nhạy nhất. Đến khi quy mô công ty lớn hơn, VMO thành lập bộ phận R&D chuyên nghiên cứu và phát triển, đón đầu các xu hướng, để đảm bảo tất cả nhân sự của VMO đều được cập nhật những kiến thức tối ưu và hiện đại nhất.
Bên cạnh đó, từ nhiều năm trước, VMO cũng đã chủ động mở các lớp học kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ - giao tiếp cho nhân sự, nơi là tiền thân của VMO Academy sau này. Sự ra đời của VMO Academy không chỉ giúp VMO giải quyết được nhu cầu nhân sự cho mình mà còn góp phần tạo ra những thế hệ kỹ sư công nghệ trẻ tuổi, toàn diện, bổ trợ đáng kể nguồn lực cho ngành CNTT Việt Nam.
Theo Giám đốc Vận hành của VMO, khác biệt lớn giữa VMO Academy và các trung tâm đào tạo khác là học viên của VMO sẽ có cơ hội được tiếp xúc với môi trường thực tế và các công nghệ tiên tiến mà VMO đang triển khai. "Các bạn học viên sẽ được làm việc trong môi trường thực sự chuyên nghiệp theo phong cách quốc tế, từ đó cải thiện cả kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ lẫn năng lực chuyên môn qua những dự án thực chiến", ông Nguyễn Đức Hạnh cho hay.
Với nền tảng vững chắc hiện tại, trong tương lai, VMO tiếp tục củng cố tầm ảnh hưởng ở thị trường thế mạnh là Mỹ, Nhật bằng cách gia tăng chất lượng dịch vụ và quy mô khách hàng. Mặt khác, công ty cũng đang lên chiến lược để mở rộng thị trường và thành lập chi nhánh ở nhiều quốc gia khác, hướng tới mục tiêu trở thành công ty công nghệ toàn cầu, đưa thương hiệu VMO Holdings nói riêng và trí tuệ Việt Nam nói chung tỏa sáng trên trường quốc tế.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Học theo người giàu nhất thế giới, CEO Xiaomi Lei Jun cũng đăng ảnh ngủ trên sàn nhà máy
Không chỉ là một hành động noi gương người giàu nhất thế giới hiện nay, bài đăng này của ông Lei Jun còn để kỷ niệm một cột mốc quan trọng đối với Xiaomi.
Người dùng YouTube Premium bức xúc vì vẫn thấy quảng cáo, YouTube đáp trả: 'Không thể nào!'