Tin từ VNPT và Viettel cho biết, trong tháng Bảy, đơn vị này sẽ mở kênh khai thác chính thức trên tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Africa Europe 1 (AAE-1).
AAE-1 là hệ thống cáp biển kết nối các khu vực châu Á, Trung Đông, châu Phi, châu Âu, đi qua 19 quốc gia với tổng dự án khoảng 820 triệu USD. AAE-1 được kết nối tại các trung tâm dữ liệu (Data Center) lớn nhất thế giới như tại Hong Kong (Telecom House), Singapore (Equinix và Global Switch), Pháp (Interxion Marseille - MRS1 và MRS2).
Tới Việt Nam, điểm cập bờ của tuyến cáp này tại thành phố Vũng Tàu.
Đại diện Viettel cho hay, AAE-1 là hệ thống cáp biển thứ 4 do đơn vị tham gia đầu tư xây dựng, bao gồm AAG, IA, APG, AAE-1. Tổng mức đầu tư của Viettel vào dự án AAE-1 là 50 triệu USD, dung lượng sở hữu là 2.5Tbps.
Tuyến cáp này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu dung lượng truyền dẫn quốc tế đang tăng mạnh của Viettel, nâng cao năng lực, độ an toàn, tăng khả năng dự phòng khi xảy ra sự cố cho mạng truyền dẫn quốc tế của nhà mạng.
Trong khi đó, đây là hệ thống cáp biển quốc tế thứ 5 mà VNPT tham gia đầu tư với số tiền 12 triệu USD và doanh nghiệp này sẽ nhận được tổng dung lượng khoảng 1,29Tbps. Theo đại diện VNPT, tính tới hết tháng Sáu, tổng dung lượng truyền dẫn quốc tế của VNPT đã đạt gần 1.400 Gbps, tăng thêm 38% so với cuối năm 2016.
Thời gian tới, VNPT sẽ tiếp tục mở rộng thêm khoảng 100 Gbpb dung lượng trên 3 tuyến cáp quang biển APG và Faster, AAG và từ nay tới 2020 sẽ đầu tư thêm một tuyến cáp quang biển nữa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI