Vô tình phát hiện tảng đá lạ, không ngờ là dấu vết của kho báu khủng, nước cạnh Việt Nam lập tức dùng công nghệ mật khai thác
Trung Quốc kết hợp các công nghệ mật tối tân nhát để khai thác kho báu khoáng sản chưa nhiều kim loại quý nhất hiện nay.
Tiến sâu vào phân tích lớp vỏ trái đất, Trung Quốc mới đây đã tiết lộ một phát hiện khiến cộng đồng khai thác kho báu khoáng sản toàn cầu choáng váng. Câu chuyện đằng sau khám phá này chứa đầy những tình tiết bất ngờ.
Theo trang Sohu, sự tồn tại của mỏ khoáng sản này đã được một người nông dân bình thường vô tình phát hiện. Ngày hôm đó, khi người nông dân đang đào hố trên ruộng để trồng rau, ông vô tình phát hiện một tảng đá nặng bất thường. Vì tò mò, người nông dân quyết định thuê chuyên gia để nhận dạng, không ngờ rằng viên đá bình thường này hóa ra lại là dấu vết của một mỏ khoáng sản khổng lồ. Đây là mỏ khoáng sản đá chứa nhiều kim loại quý như niobi, bari, titan, sắt…
Việc phát hiện ra mỏ này có liên quan chặt chẽ đến môi trường địa chất. Môi trường địa chất là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành các mỏ khoáng sản và có ảnh hưởng đến sự phân bố và làm giàu tài nguyên khoáng sản.
Trung Quốc cho biết, quy mô và giá trị kinh tế của mỏ kho báu khoáng sản này rất lớn. Điều này sẽ đảm bảo đủ nguyên liệu thô cho sản xuất công nghiệp của Trung Quốc và thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của các ngành công nghiệp liên quan. Ngoài ra, việc phát hiện trữ lượng khoáng sản này cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực xung quanh, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và cải thiện mức sống của người dân địa phương.
Để thăm dò và khai thác mỏ kho báu này, Trung Quốc đã phải cải tiến các công nghệ thăm dò địa chất đảm bảo cho việc phát hiện các mỏ khoáng sản. Thăm dò địa chất là một công việc phức tạp, bao gồm việc nghiên cứu và phân tích nhiều khía cạnh như cấu trúc bên trong của trái đất, cấu trúc địa chất và tài nguyên khoáng sản.
Trong đó Trung Quốc đã sử dụng phương pháp thăm dò khoáng sản thông minh. Phương pháp này dùng để đánh giá chính xác các loại khoáng sản bằng cách phân tích nhiều yếu tố như nền tảng địa chất, đặc điểm trữ lượng khoáng sản và đặc điểm địa hóa. Các phương pháp này được Trung Quốc tích hợp các công nghệ gồm có hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ phát hiện địa hóa…
Công nghệ thăm dò khoáng sản thông minh đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện các mỏ khoáng sản rất lớn mới được phát hiện gần đây ở Trung Quốc. Trước hết, qua nghiên cứu về nền tảng địa chất, nhóm thăm dò nhận thấy khu vực này có sự thay đổi cấu trúc mạnh mẽ và có điều kiện tốt để hình thành các mỏ khoáng sản. Thứ hai, phân tích thông qua công nghệ mật phát hiện địa hóa cho thấy có dấu hiệu làm giàu các nguyên tố kim loại khác nhau trong khu vực. Cuối cùng, công nghệ viễn thám đã được sử dụng để tiến hành quan sát và phân tích toàn diện khu vực, đồng thời phát hiện các khu vực khai thác tiềm năng.
Các công nghệ như GPS, hệ thống định vị vệ tinh, công nghệ Earth AI (chụp ảnh từ xa để phân tích các mỏ khoáng sản), công nghệ phân tích bằng AI, công nghệ thuật toán để xây dựng bản đồ địa chất tương ứng và công nghệ deep learning cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện các mỏ khoáng sản rất lớn.
Cùng với đó, các công nghệ như thăm dò từ trường, điện, trọng lực, địa chấn được sử dụng rộng rãi trong quá trình thăm dò giúp các nhà khoa học phát hiện các mỏ khoáng sản dưới lòng đất. Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng những công nghệ này để tiết lộ chính xác vị trí, kích thước và tính chất của các thân quặng, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát hiện các mỏ khoáng sản.
Việc phát hiện trữ lượng khoáng sản này có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững của Trung Quốc. Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất thế giới, việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên của Trung Quốc luôn là vấn đề phức tạp và cấp bách.
Trong khi phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này, Trung Quốc luôn chú ý bảo vệ và bền vững môi trường, áp dụng các phương pháp phát triển khai thác khoa học và bền vững, đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển bền vững lâu dài.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"