Với sự ra đời của Thông tư 38, những kẻ thích comment công kích, xúc phạm người khác trên Facebook sẽ phải dè chừng
Khi bị xúc phạm trên Facebook, người bị xúc phạm có thể yêu cầu sự can thiệp từ phía cơ quan quản lý.
Trong thời gian gần đây, tình trạng xúc phạm lẫn nhau đang diễn ra tràn lan trên Internet và mạng xã hội. Thậm chí, những thông tin sai lệch được đưa lên facebook chỉ nhằm mục đích câu view, tăng tương tác. Các cơ quan quản lý nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) thừa nhận có nhiều thông tin xúc phạm lẫn nhau xuất hiện trên môi trường mạng trong thời gian qua. Cách giải quyết của những người bị xúc phạm là kêu cứu tới cơ quan Nhà nước.
Tuy nhiên, cũng có người phản ứng bằng cách xúc phạm lại, điều này tạo ra môi trường kém văn hóa trên mạng, đặc biệt là trong giới trẻ - vốn đã được báo chí và các nhà văn hóa cảnh báo.
“Việc ban hành Thông tư 38 giúp tạo lập lại môi trường văn hóa trên mạng. Khi chúng ta có công cụ, có quy định pháp luật chặt chẽ, công dân sẽ tìm tới để giải quyết thay vì xúc phạm qua lại lẫn nhau”, ông Tự Do cho hay.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Thông tư số 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. Trong đó, thông tư quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài sử dụng trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng, dịch vụ tìm kiếm và các loại hình tương tự khác trên mạng để cung cấp thông tin công cộng mà người sử dụng tại Việt Nam có truy cập hoặc sử dụng dịch vụ.
Với sự ra đời của thông tư 38, những tranh cãi nhau bằng cách comment (bình luận) dưới các status (trạng thái) nhạy cảm hoặc câu view trên Facebook sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn và những người sử dụng mạng xã hội cũng phải có trách nhiệm hơn với lời nói của mình.
Cũng theo đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Thông tư 38 của Bộ TT&TT về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới ra đời với mục đích quan trọng nhất là bảo vệ người sử dụng khỏi sự xúc phạm, xuyên tạc hay nói xấu trên mạng xã hội và Internet.
“Trước đây, khi pháp luật chưa quy định chặt chẽ về vấn đề này, chúng tôi nhận được nhiều đơn thư kêu cứu của các cá nhân và tổ chức khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay nói xấu, xuyên tạc trên mạng. Thông tư 38 sẽ giúp giải quyết những tồn tại này”, ông Do cho hay.
Theo thông lệ quốc tế, nhà chức trách sẽ buộc các đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm tra, xử lý các hành động nói sai sự thật, xúc phạm danh dự lẫn nhau. Đây là vấn đề về quyền con người.
Thực tế, các nhà cung cấp lớn như Facebook, Google hay Youtube cũng có quy định bảo vệ quyền của người tham gia mạng xã hội, trong đó có quyền được tôn trọng và không bị xúc phạm. Các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ phối hợp với các trang mạng xã hội lớn để bảo vệ người dùng hiệu quả hơn.
Bộ TTTT vừa ban hành Thông tư 38, quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. Thông tư quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài sử dụng trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng, dịch vụ tìm kiếm và các loại hình tương tự khác trên mạng để cung cấp thông tin công cộng mà người sử dụng tại Việt Nam có truy cập hoặc sử dụng dịch vụ.
Thông tư khẳng định các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện chính sách phát triển, quản lý thông tin trên mạng.
Một điểm nổi bật của Thông tư là cơ quan quản lý Nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn yêu cầu trang mạng cung cấp thông tin qua biên giới thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương