Vốn hóa các hãng công nghệ lớn nhất thế giới bốc hơi 1 nghìn tỷ USD sau 3 phiên, riêng Apple mất 220 tỷ USD
Thị trường chứng khoán Mỹ "tắm máu" trong 3 phiên giao dịch gần đây.
Tờ CNBC đưa tin, những công ty công nghệ lớn nhất thế giới đã chứng kiến vốn hóa bị thổi bay 1 nghìn tỷ USD chỉ trong 3 phiên giao dịch.
Cổ phiếu tại những công ty lớn nhất đã bị bán tháo kể từ khi FED nâng lãi suất vào ngày thứ 4. Tuy nhiên, các công ty công nghệ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Hiện tại, các nhà đầu tư đang không còn mấy mặn mà với lĩnh vực công nghệ vốn đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong những năm gần đây và kể cả trong giai đoạn đại dịch. Hiện tại, dòng tiền đang được hướng vào những cổ phiếu an toàn hơn trên thị trường.
Apple – công ty đại chúng lớn nhất thế giới đã chứng kiến 220 tỷ USD giá trị bị thổi bay kể từ phiên giao dịch ngày thứ 4 – đúng vào ngày Chủ tịch FED Jerome Powell tuyên bố rằng lạm phát đang quá cao và "cam kết sẽ mạnh tay ổn định lại tình hình giá cả".
Ông nói thêm: "Nền kinh tế Mỹ rất mạnh mẽ và đang ở vị thế tốt để xoay chuyển với một chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn." Ông dự đoán kinh tế Mỹ sẽ chứng kiến đợt "hạ cánh mềm hoặc mềm nhất" dù trải qua đợt thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, kế hoạch được Fed công bố sau cuộc họp ngày 4/5 cũng có việc giảm quy mô bảng cân đối kế toán diễn ra theo từng giai đoạn. NHTW Mỹ sẽ giới hạn số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đáo hạn mỗi tháng khi tái đầu tư phần còn lại. Bắt đầu từ ngày 1/6, mức 30 tỷ USD trái phiếu Kho bạc và 17,5 tỷ USD chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp sẽ được áp dụng. Sau 3 tháng, mức giới hạn đối với trái phiếu Kho bạc sẽ tăng lên 60 tỷ USD và 35 tỷ USD với các khoản thế chấp.
Ban đầu, thị trường phản ứng tích cực với bình luận của ông Powell nhưng sự lạc quan dần biến mất trong những ngày sau đó. Cổ phiếu đều giảm trong ngày thứ 5 và tiếp tục giảm trong ngày thứ 6 và tiếp tục giảm nữa vào ngày thứ 2.
Dưới đây là những công ty chứng kiến giá trị giảm mạnh nhất trong 3 ngày giao dịch gần đây:
Microsoft mất 189 tỷ USD giá trị.
Tesla mất 199 tỷ USD, tổng giá trị giảm xuống dưới mức 1 nghìn tỷ USD.
Amazon chứng kiến vốn hóa giảm 173 tỷ USD.
Alphabet – công ty mẹ Google chứng kiến 123 tỷ USD bị thổi bay trong 1 tuần qua.
Meta Platforms – công ty mẹ Facebook mất 70 tỷ USD giá trị.
Brunello Rosa, CEO kiêm giám đốc nghiên cứu tại Rosa & Roubini, một công ty tư vấn ông đồng sáng lập với nhà kinh tế học Nouriel Roubini cho biết nhà đầu tư ban đầu chào đón thông tin Fed sẽ không tăng lãi suất thêm 0,75%, nhưng ông cảnh báo rằng những đợt tăng lãi suất thêm 0,5% có thể sẽ xuất hiện liên tiếp trong một vài tháng tới. Ông cũng nhận định rằng ngân hàng trung ương Anh (BoE) là đơn vị thực tế nhất trước tình hình hiện tại khi họ thừa nhận rằng rủi ro nền kinh tế Anh rơi vào suy thoái là hoàn toàn có thật.
"Rõ ràng là các ngân hàng trung ương đang tỏ ra khá kiên quyết ở thời điểm hiện tại. Nhưng thực tế là việc thắt chặt chính sách quá mức sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế", ông nói.
"Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) và tại Mỹ, nhiều ngân hàng trung ương vẫn chưa ý thức đầy đủ rằng nhiều hoạt động kinh tế có xu hướng sụt giảm trong thời gian tới", ông bổ sung.
Ông cho rằng cuộc xung đột tại Ukraine sẽ kéo dài hơn so với nhiều người dự báo, và đây là một trong những cơn gió chướng đối với nền kinh tế toàn cầu bên cạnh cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, lạm phát và lãi suất cao.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Mỗi giây, 4 triệu tế bào trên cơ thể bạn sẽ chết: Các nhà khoa học đang đi vào "nghĩa địa của các tế bào" để tìm hiểu tại sao lại vậy?
Một trong số những nghĩa địa đó có thể được ví như nghĩa trang liệt sĩ được cơ thể ghi công, khi các tế bào chiến đấu rồi hi sinh thân mình, thậm chí cảm tử với vi khuẩn để bảo vệ bạn.
Ryzen 7 9800X3D: Hiệu năng quá ấn tượng, dân buôn đẩy giá gấp đôi sau khi cháy hàng toàn cầu