Vào khoảng đầu năm nay, Apple kiên quyết không giúp FBI xây dựng phần mềm gián điệp giúp chính phủ có thể mở khóa toàn bộ iPhone.
Sau vụ việc bộ công cụ hack của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Mỹ (NSA), một vài người đã dần nhận ra sự đúng đắn trong lời bào chữa trước đó của Apple khi công ty đang đối đầu với FBI.
"NSA là cơ quan của chính phủ, nơi đáng ra phải giữ bí mật tuyệt đối, nhưng giờ đây họ lại không thể làm điều cơ bản nhất họ phải làm", Nate Cardozo, đại diện tổ chức Electronic Frontier Foundation (EFF), cho biết.
Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Mỹ.
Trong tháng Hai năm nay, tòa án đã yêu cầu phía Apple hỗ trợ mở khóa giúp FBI chiếc iPhone của tên khủng bố Syed Rizwan Farook, kẻ đã sát hại 14 người tại thành phố San Bernardino thuộc bang California (Mỹ). Theo sau lời đề nghị này là cuộc đối đầu căng thẳng giữa nhà hành pháp đang muốn tìm chứng cứ và ông lớn công nghệ muốn bảo vệ sự an toàn thông tin cho người dùng.
Sau đó, CEO Apple, ông Tim Cook, đã viết một bức tâm thư chống lại việc công ty bị ép xây dựng một phần mềm gián điệp để không chỉ mở khóa chiếc điện thoại FBI yêu cầu, mà còn những chiếc điện thoại iPhone khác của hàng triệu người dùng.
CEO Apple, ông Tim Cook.
Vào lúc đó, hầu hết các công ty công nghệ đều ủng hộ Apple, cho rằng nếu Apple thực hiện yêu cầu của FBI, các khách hàng sử dụng iPhone sẽ dễ dàng bị hacker tấn công hơn. Và giờ đây, mọi người có lẽ đã nhận ra lời Apple từng nói hoàn toàn đúng.
"Lập trường trước đó của NSA đã hoàn toàn sai, họ quá tự tin rằng bí mật của họ sẽ không bao giờ bị đánh cắp", Cardozo cho biết. Phía chính phủ đã "buông tha" cho Apple vào cuối tháng Ba, khi họ đã nhờ một bên thứ ba để mở khóa chiếc iPhone, tuy nhiên họ không công bố cách thức bẻ khóa. Nhưng các chuyên gia đã đoán các lỗ hổng bảo mật phía FBI tìm ra và bẻ khóa thường được tiết lộ cho các công ty bảo mật khác để họ có thể sửa lỗi trên thiết bị của mình, hoặc nó có thể bị bán cho thị trường chợ đen.
Cardozo cho rằng nước Mỹ nên có một đạo luật bắt mọi công ty và chính phủ phải công bố lỗi bảo mật khi tìm thấy, để các công ty khác có thể biết được và tăng cường sự bảo mật, đồng thời bảo vệ quyền lợi của hàng triệu người tiêu dùng nước này.
Tham khảo BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android