Vụ nổ Hố đen hay Siêu tân tinh? Các nhà khoa học đã quan sát được đốm sáng bí ẩn ngoài vũ trụ

    VVesper Spiderum,  

    Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đang đứng trước cơ hội tìm thấy một vụ nổ siêu tân tinh mới hoặc một siêu hố đen trong một thiên hà cách trái đất khoảng 600 triệu năm ánh sáng. Và họ đã phát hiện ra một vật siêu sáng gần trung tâm của nó.

    Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia Mỹ (NRAO) cho rằng vật sáng nó không nằm trong thiên hà Cygnus A khi trung tâm quan sát Very Large Array nhìn thấy nó lần cuối vào năm 1996.

    “Có một điều gì đấy đã xảy ra trong khoảng thời gian từ giữa năm 1996 đến bây giờ” - Rick Persley, một nhân viên ở đài thiên văn học cho biết. Họ biết đây là đốm sáng mới, vì nếu nó thực sự đã ở đó trước đây, đốm sáng này đủ sáng để ngay cả kính thiên văn cũ chưa được nâng cấp cũng có thể phát hiện được.

    Dựa vào những hình ảnh có được, các nhà khoa học cho biết, đốm sáng này có thể từ một vụ nổ siêu tân tinh hoặc một vụ nổ đến từ việc một siêu hố đen thứ cấp quay quanh chính hố đen của trung tâm của thiên hà đấy. Dựa vào độ sáng của chấm, nhiều người kết luận đốm sáng là hố đen, nhưng nếu nó là một siêu tân tinh - một vụ nổ sao khổng lồ - thì đó là một trường hợp vô cùng hiếm. Trong khi các nhà quan sát muốn theo dõi thêm sự thay đổi của chấm sáng trong tương lai để đưa ra kết luận chắc chắn hơn, họ cũng chỉ ra rằng vật thể đó đã phát sáng trong một thời gian quá dài nên nó không thể là bất kỳ loại siêu tân tinh nào đã từng được biết đến. Nó có rất nhiều đặc điểm của một siêu hố đen đang “ăn” những vật chất xung quanh.

     Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia Mỹ (NRAO) cho rằng vật sáng nó không nằm trong thiên hà Cygnus A.

    Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia Mỹ (NRAO) cho rằng vật sáng nó không nằm trong thiên hà Cygnus A.

    Cygnus A được biết đến là một trong những nguồn sóng vô tuyến lớn nhất trong không gian và là một trong những địa điểm gần nhất với Trái Đất đang hoạt động rất mạnh ở phía bên kia của phổ điện từ.

    Nhưng phần lớn lịch sử của nó là một bí ẩn. Siêu hố đen thứ cấp kia từ đâu đến và tại sao nó lại quay rất gần với hố đen của chính thiên hà Cygnus A? Rất có thể Cygnus A đã “ăn” một thiên hà khác và kéo lỗ đen đó gần với nó hơn.

     Hai lỗ đen này sẽ là một trong những cặp siêu hố đen được khám phá gần đây nhất và có thể sẽ hợp nhất thành một trong tương lai.

    Hai lỗ đen này sẽ là một trong những cặp siêu hố đen được khám phá gần đây nhất và có thể sẽ hợp nhất thành một trong tương lai.

    Việc “ăn thịt đồng loại” này khá phổ biến trong vũ trụ. Các nhà thiên văn gần đây đã phát hiện ra một vài siêu hố đen đang ẩn nấp ở trung tâm các thiên hà nhỏ xíu được gọi là thiên hà lùn nhỏ siêu nhanh. Họ tin rằng những vật thể to lớn này tồn tại trong các hệ thống nhỏ như vậy bởi vì các thiên hà lùn này đã từng rất lớn, nhưng va chạm với các thiên hà khác và bị “thua”. Kẻ chiến thắng trong những lần va chạm thiên hà này “bỏ đi” với các ngôi sao và hành tinh khác và để lại cho kẻ thua cuộc một siêu hố đen với một cộng đồng vật chất nhỏ hơn xung quanh. Ngoài ra,những vụ va chạm cũng có thể khiến 2 thiên hà nhập vào với nhau. Đây cũng là điều thường xảy ra.

    Nhà khoa học của NRAO, Chris Carilli, giải thích rằng: “Hai lỗ đen này sẽ là một trong những cặp siêu hố đen được khám phá gần đây nhất và có thể sẽ hợp nhất thành một trong tương lai.” Nếu đốm sáng thực sự là một siêu hố đen đến từ một thiên hà khác, nó có thể cho các nhà thiên văn biết thêm về sự hình thành và phát triển của Cygnus A trước kính thiên văn ra đời và trước khi nó được con người phát hiện ra.

    Lúc các nhà khoa học lần đầu tiên tìm ra Cygnus A, hố đen có thể đã tồn tại ở đó rồi (nếu nhứ chấm sáng đó là hố đen). Tuy nhiên, phải tới bây giờ kính thiên văn mới có thể xác định được nó vì có vẻ như hố đen đã gặp phải một nguồn vật liệu mới để “tiêu hóa”, chẳng hạn như một nguồn khí nhiên liệu hoặc một ngôi sao nào đó đã đến quá gần, chúng bị hố đen duỗi thành một dòng suối nguyên tử và bị kéo vào khoảng không vô tận. Khi một siêu hố đen ở trung tâm của một thiên hà sáng lên do “tiêu hóa” một hành tinh nào đấy, nó có thể phóng năng lượng vật chất dưới dạng hơi, được gọi là luồng khí thiên hà, một luồng khí vô cùng mạnh. Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng các ngôi sao bé có thể được hình thành trong khí nóng mà hố đen phóng ra.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ