Vụ nổ lớn nhất trong lịch sử loài người, hơn cả bom nhiệt hạch là do Nikola Tesla gây nên?

    Dink,  

    "Vụ nổ tại Tunguska là vụ nổ lớn nhất trong lịch sử loài người, kể cả bom nhiệt hạch nổ cũng chưa đạt được tới mức đó."

    Công nghệ để tạo nên Tia tử thần của Tesla vẫn là một bài toán chưa được giải đáp trọn vẹn. Tia tử thần ấy có vẻ dựa trên một nguyên lý đẩy hạt nào đó, được Tesla phát triển từ một máy biến thế tăng áp của ông, tập trung vào việc đưa ra một tia năng lượng tập trung tới mức nó không tan rã ra dù đi xa như thế nào. Ông đưa ra ý tưởng này nhằm mục đích phòng vệ, nó sẽ ngăn chặn bất kì cuộc tấn công nào từ khoảng cách rất xa.

    Nhưng chúng ta không biết rõ rằng là ông đã sử dụng Tia tử thần này lần nào chưa, hay thậm chí là ông đã chế tạo thành công được nó hay chưa nữa. Nhưng dưới đây là câu chuyện sau một buổi đêm lạnh lẽo năm 1908, khi ông thử thứ vũ khí cực kì tân tiến kia.

    Đoàn thám hiểm của Robert Peary đang tìm đường lên tới Bắc Cực. Nhiệm vụ của họ là tìm và báo cáo lại bất cứ điều gì bất thường xảy ra trên vùng lãnh nguyên này. Buổi tối ngày 30 tháng 6, Tesla cùng người cộng sự George Scherff đứng trên tháp Wardenclyffe, tiến hành thử nghiệm Tia tử thần, ngắm lên phía Bắc, bắn vào một vị trí ông cho là về phía Tây đoàn thám hiểm của Peary.

    Khi Tesla bật thiết bị lên, khó mà nhận biết nó có hoạt động hay không. Chỉ có một tia sáng be bé lộ diện và thậm chí rất khó để nhìn rõ nó. Một con cú đêm bay ngang qua đường bay của tia sáng ấy và nó bị hủy diệt ngay lập tức.

    Tesla dừng thử nghiệm lại, theo dõi đài báo và gửi điện tín từ Peary, với mong muốn có sự xác minh của nhà thám hiểm này về tác dụng của Tia tử thần kia. Nhưng không có hồi âm hay kết quả gì. Tesla chán nản và sẵn sàng công nhận thất bại của mình thì tin tức đến từ Siberia, một sự kiện lạ đã xảy ra.

    Vào ngày 30 tháng 6, một vụ nổ cực lớn đã diễn ra tại Tunguska, một vùng hẻo lánh tại vùng hoang dã xứ Siberian. 500.000 mẫu vuông (hơn 2000 km­2) đất đai đã hoàn toàn bị phá hủy. Sức nổ dự tính bằng 15 megaton thuốc nổ TNT, sự kiện tại Tunguska là vụ nổ lớn nhất trong lịch sử loài người, kể cả bom nhiệt hạch nổ cũng chưa đạt được tới mức đó. Âm thanh từ vụ nổ có thể nghe được từ cách xa 620 dặm (gần 1000 km). Các nhà khoa học cho rằng đó có thể là một vụ nổ từ một mảnh thiên thạch, mặc dù không có dấu vết của một vật thể ngoài hành tinh nào được tìm thấy.

    Nikola Tesla có một lời giải thích khác. Tia tử thần của ông đã bắn trượt mục tiêu và phá hủy toàn bộ Tunguska. Ông thấy may mắn vì vụ nổ ấy không gây thiệt hại về người. Tesla đã tiến hành tháo dỡ Tia tử thần ngay lập tức, và cho rằng sự hiện hữu của nó là quá nguy hiểm cho loài người.

    Bài báo của Alan Taylor xuất bản ngày 02 tháng 9 năm 1998.

    Nếu đúng là Tia tử thần của Tesla đã gây ra vụ nổ ấy, vậy nguồn năng lượng ông lấy được để sản xuất vụ nổ 15 megaton thuốc nổ TNT là ở đâu ra?

     Quang cảnh Tunguska sau vụ nổ bí ẩn.

    Quang cảnh Tunguska sau vụ nổ bí ẩn.

    Nhiệt động lực học chỉ ra rằng bạn không thể lấy ra nhiều hơn năng lượng mà bạn đã nạp vào. Và để có được thứ năng lượng 15 megaton kia thì lượng năng lượng nạp vào phải nhiều, cực nhiều. Nếu như Tesla đã gây ra vụ nổ tại Tunguska, thì khi đó các giả thuyết sau phải đúng:

    - Luật cơ bản của Nhiệt động lực học là sai.

    - Tesla đã đốt một lượng than khổng lồ và bằng cách nào đó lưu trữ lượng năng lượng ấy.

    - Thiết bị của Tesla không trực tiếp gây ra vụ nổ, nhưng nó lại tạo ra một phản ứng gì đó với một nguồn năng lượng lớn hơn. Đơn giản hơn, bạn hãy tưởng tượng ném một que diêm vào một thùng xăng thì chuyện gì sẽ xảy ra.

    Giả thuyết một thì quá tầm với của chúng ta, từ chối luật cơ bản của Nhiệt động lực học còn khó hơn ra chứng minh Tia tử thần của Tesla là có thật (hoặc ít ra đến thời điểm này). Giả thuyết hai hơi khó xảy ra, đốt một lượng than đủ lớn để có được lượng năng lượng khổng lồ ấy thì hẳn là lịch sử đã ghi lại việc Tesla "đi chợ" mua than về nhà dự trữ với số lượng lớn rồi.

    Ta còn giả thuyết thứ 3.

    Lúc ấy Teska đang nghiên cứu việc truyền tải năng lượng, sử dụng chính Trái Đất như một hệ thống phát. Có thể là Tia tử thần của Tesla đã có khả năng phát ra một lượng năng lượng khổng lồ phá hủy bề mặt Trái Đất không?

     Tháp Wardenclyffe của Tesla.

    Tháp Wardenclyffe của Tesla.

    Phải công nhận là Nikola Tesla là một thiên tài khó có người sánh bằng. Khi tìm hiểu về máy động đất của ông, ta thấy được rằng có vẻ như ông đã tìm ra cách làm cho năng lượng đầu vào bằng năng lượng đầu ra. Với cỗ máy này, ông có thể di chuyển một ngôi nhà xa 400m, chỉ với một bộ nén khí và một bộ piston. Tại sao ông ấy lại không thể áp dụng chung ý tưởng đó vào Tia tử thần? Khi chỉ cần tập trung toàn bộ năng lượng của tháp Wardenclyffe vào một điểm, và lấy thêm năng lượng từ Trái Đất trên đường bay?

    Sau khi tìm hiểu thì không còn bằng chứng cụ thể nào về hoạt động của Tesla tại tháp Wardenclyffe. Và theo như báo cáo tại Tunguska, vụ nổ ở đây xảy ra sớm hơn thời điểm thử nghiệm tháp Wardenclyffe của Tesla (29 tháng 6 so với 30 tháng 6). Bằng chứng cho thấy Tesla không gây ra vụ nổ tại Tunguska nằm ở cách biệt múi giờ. Điều này nằm trong một bài báo của Parascope.

     Vị trí Tunguska.

    Vị trí Tunguska.

    Nhưng theo nhà báo Joe Wilson, ông đã phản bác lại tờ Parascope, cho rằng họ đã “giật tít” thái quá. Việc sử dụng chính xác “ngày 30 tháng 6” là không có cơ sở. Kể cả các bằng chứng để hỗ trợ cho thử nghiệm của Tesla cũng không có, bởi toàn bộ giấy tờ và nghiên cứu của ông đã thất lạc hết rồi.

    Phỏng đoán đều dựa trên những sự kiện trùng hợp, và trùng hợp thì không đủ bằng chứng cho một sự kiện lớn như vậy. Chỉ có một điều rõ ràng nhất trong mối liên kết giữa vụ nổ tại Tunguska và việc thử nghiệm tại tháp Wardenclyffe, đó là Tesla đã rất quan tâm tới việc thám hiểm phía Bắc của Peary.

    Cách đây 23 năm, rất có thể là Tia tử thần của Tesla đã một lần nữa chứng minh sức mạnh. Ngày 28 tháng 5 năm 1993, vùng phía Tây Bắc của Perth, Úc, một cơn địa chấn 3,7 độ Richter đã xảy ra, trận động đất đầu tiên được ghi lại tại khu vực này của Úc. Nhiều người cáo buộc tổ chức khủng bố Aum Shinrikyo của Nhật, những kẻ mà 2 năm sau đó, vào ngày 17 tháng 1 năm 1995, đã có thể dự đoán chính xác trước 8 ngày rằng Kobe sẽ phải gánh chịu thảm họa động đất. Thêm bằng chứng về việc chúng đã chế tạo được thành công công nghệ hủy diệt của Nikola Tesla.

     Thảm họa động đất tại Kobe năm 1995.

    Thảm họa động đất tại Kobe năm 1995.

    Đầu tiên, người ta cho là địa chấn xảy ra là do thiên thạch rơi (như với Tunguska vậy). Sau khi thu thập thông tin từ người dân địa phương cũng như dữ kiện tại khu vực, đây có thể là một sự kiện gây ra bởi bàn tay con người.

    Nhiều nhân chứng kể lại rằng họ đã nhìn thấy đường bay của một quả cầu lửa bay ngang bầu trời chỉ vài phút trước cơn địa chấn. Một ánh sáng xanh nổ ra, đi kèm một trận động đất 3,7 độ Richter.

    Sau đó, một bán cầu mang ánh sáng vàng cam với những tia sáng điện bùng lên ở phía vụ nổ. Nó ở đó khoảng 2 tiếng đồng hồ và chợt vụt tắt như ai đó “tắt công tắc” vậy.

    Rất có thể, đây là lần thứ hai sau sự kiện 1908, Tia tử thần của Tesla lại có dịp “phô diễn sức mạnh”.

    Nếu có thật, thì thứ vũ khí này của Tesla khiến cho bom hạt nhân trở nên quá nhỏ bé. Và thứ nguy hiểm như vậy và rơi vào tay của bọn khủng bố thì không rõ là số phận chúng ta sẽ ra sao. Một bước tiến của công nghệ cũng có thể đồng nghĩa với việc hủy diệt toàn bộ loài người.

    Tham khảo incredipedia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày