Từ nghiên cứu về loài cá mập thọ nhất Trái Đất này, ta có thể sẽ tìm ra bí mật của việc chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ con người.
Các nhà khoa học vừa tìm ra một con cá mập Greenland bí ẩn với tuổi thọ tới gần 4 thế kỷ, thậm chí có thể hơn. Họ đã tìm thấy “cụ bà” cá mập này dưới biển sâu vùng Bắc Cực.
Cá mập Greenland là loài động vật ăn thịt sống trong làn nước lạnh giá của biển Bắc Cực.
Độ dài của chúng có thể lên tới 5 mét, thường xuyên bơi dưới vùng nước sâu và lạnh, chỉ ngoi lên mặt nước để kiếm những bữa ăn lớn như cá to hay hải cẩu. Truyền thuyết kể lại việc loài cá mập này thường xuyên bắt người bơi thuyền xuống ăn nhưng việc này chưa bao giờ được xác nhận cả.
Con cá mập được tìm thấy đã sống được 4 thế kỷ, 400 trăm năm trong lịch sử loài người, điều này có nghĩa là con cá mập này đã bơi lội trên đại dương khi mà Isaac Newton khám phá ra định luận vạn vật hấp dẫn.
Theo như kết quả phân tích 28 con cá mập Greenland trước đây, độ tuổi của chúng ít nhất là 272 và có thể lên tới 512, khiến chúng trở thành con vật có xương sống lâu đời nhất mà chúng ta từng biết tới.
Trước khám phá này, động vật có xương sống có tuổi thọ lớn nhất là loài cá voi đầu cong, lên tới 211 năm.
Nghiên cứu mới này chỉ ra rằng cá mập Greenland có thể sống lâu gấp đôi loài cá voi đầu cong, những tìm hiểu sâu hơn về loài vật này có thể hé lộ được những bí mật quan trọng về cách kéo dài tuổi thọ và sẽ có thể áp dụng lên con người.
Các nhà khoa học đã nghi ngờ từ lâu rằng loài cá mập này có thể sống được rất lâu, dựa vào độ lớn của chúng và tốc độ tăng trưởng cực chậm của chúng (chỉ khoảng 1 cm/năm), nhưng trước tới giờ, ta mới chỉ có thể bắt được những hình ảnh mờ ảo của loài cá mập Greenland này, nên chưa bao giờ xác minh được độ tuổi của một con cá mập này cho chính xác cả.
“Chúng tôi luôn nghĩ rằng tuổi thọ loài cá này là rất cao”, trưởng ban nghiên cứu Julius Niealsen, từ Đại học Copenhagen nói. “Nhưng ai cũng ngạc nhiên khi khám phá ra rằng đây là loài động vật có xương sống có tuổi thọ cao nhất trên Trái Đất”. Ít nhất là tính tới thời điểm hiện tại.
Loài cá voi đầu tròn, là loài động vật có xương sống có tuổi thọ cao nhất cho tới khi các nhà khoa học phát hiện ra cá mập Greenland.
Các phương pháp xác định độ tuổi truyền thống không thể được sử dụng với loài cá mập Greenland này, bởi chúng không có những mô vôi hóa thể hiện độ tuổi để có thể nghiên cứu.
Nhưng anh Nielsen đã tìm ra rằng những protein đã kết tinh bên trong thủy tinh thể của đôi mắt chúng đã phát triển theo cùng những năm tháng sống của loài cá này.
Nhờ đó, đội ngũ nghiên cứu có thể xác định được tuổi thọ của những protein kết tinh này, thấy chúng thiếu loại carbon-14 đặc trưng của những cuộc thử bom nguyên tử những năm 1960, họ có thể kết luận được rằng chúng có tuổi thọ trên 50 năm.
Đội ngũ gặp khó khăn trong việc đưa ra con số chính xác về độ tuổi của loài vật này, hai cá thể lớn nhất có độ tuổi 335 ± 75 năm và 392 ± 120 năm. Từ đó, có thể kết luận rằng con cá mập già nhất có thể nằm trong khoảng 272 tuổi cho tới 512 tuổi.
Khám phá này mang lại cả tin tốt và tin xấu. Tin xấu là loài cá mập này trưởng thành hoàn toàn (có khả năng sinh sản) vào độ tuổi 150, điều này có nghĩa rằng sẽ tốn rất nhiều thời gian để thay thế được một cá thể bị giết do bị đánh bắt hay do khí hậu Trái Đất thay đổi. Việc bảo tồn loài cá mập Greenland này sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tin tốt là, chúng ta đã hiểu rõ hơn về nó và từ đó, có thể bảo vệ được loài vật này tốt hơn trong tương lai. Hơn nữa, chìa khóa về sự ngăn lão hóa rất có thể đang nằm tại giống loài cá mập Cực Bắc này.
Một loài vật khác có thể “sống dai” hơn cá mập Greenland là loài sò quahog, một loài sò biển có thể lên tới 507 tuổi.
Các loài sống thọ này đều có một điểm chung (bao gồm cả loài cá voi đầu cong) là chúng đều có thể sống ở vùng nước cực lạnh của Bắc Cực. Rất có thể vấn đề nhiệt độ này sẽ rất quan trọng trong việc nghiên cứu quá trình lão hóa.
Một điều nữa, loài cá mập này đã bơi lặn nơi đây tới tận 400 năm, cơ bắp của chúng chắc chắn sẽ là một đề tài đáng để nghiên cứu. Nếu như ta có thể tạo được những tế báo cơ bắp này trong phòng thí nghiệm, ta có thể phát hiện được ra bí mật của chúng.
Vì đây cũng là một loài có xương sống, rất có thể rằng những khám phá mới về lão hóa sẽ có thể được áp dụng lên con người. Có khi nào trong tương lai ta sẽ kéo dài được tuổi thọ, để có thể vươn tới những hành tinh xa xôi trong vũ trụ?
Tham khảo ScienceAlert
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android