[Vui] Không chỉ mỗi con người, hóa ra cây cối cũng "ngại va chạm"

    Long.J,  

    Rất có thể bạn chưa biết tới hiện tượng "crown shyness" - một số tán cây không xen vào nhau, dường như chúng cũng giống như con người, "ngại va chạm".

    Những bức ảnh thú vị dưới đây nói về "crown shyness" (tán buông/ vòm cây nhút nhát/ ngại va chạm...) - một hiện tượng tự nhiên xảy ra đối với một số loài cây, trong đó những tán cây trên cao mọc gần nhau, có chiều cao tương đồng nhưng không bao giờ đan xen hay chạm vào nhau. Giữa chúng luôn có một khoảng cách nhất định.

    Hiện tượng kỳ lạ này lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1920, nhiều giả thuyết khác nhau đã được đặt ra nhằm giải thích vì sao cây cối lại "ngại va chạm". Một số nhà khoa học tin rằng, việc này gián tiếp làm giảm sự lây lan của những loài côn trùng gây hại, một số khác lại tin rằng "crown shyness" giúp tối ưu hóa lượng ánh sáng cho việc quang hợp...

    Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có lý do nào đủ thuyết phục để lý giải hoàn toàn hiện tượng "crown shyness". Tạm thời ngưng thắc mắc và ngắm nhìn bộ ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng này:

     Crown shyness - là hiện tượng tự nhiên xảy ra đối với một số loài cây, trong đó những tán cây trên cao mọc gần nhau, có chiều cao tương đồng nhưng không bao giờ đan xen hay chạm vào nhau

    "Crown shyness" - là hiện tượng tự nhiên xảy ra đối với một số loài cây, trong đó những tán cây trên cao mọc gần nhau, có chiều cao tương đồng nhưng không bao giờ đan xen hay chạm vào nhau

     Giữa chúng luôn có một khoảng cách nhất định

    Giữa chúng luôn có một khoảng cách nhất định

     Hiện tượng kỳ lạ này lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1920, nhiều giả thuyết khác nhau đã được đặt ra nhằm giải thích vì sao cây cối lại ngại va chạm

    Hiện tượng kỳ lạ này lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1920, nhiều giả thuyết khác nhau đã được đặt ra nhằm giải thích vì sao cây cối lại "ngại va chạm"

     Một số nhà khoa học tin rằng, việc này gián tiếp làm giảm sự lây lan của những loài côn trùng gây hại

    Một số nhà khoa học tin rằng, việc này gián tiếp làm giảm sự lây lan của những loài côn trùng gây hại

     một số khác lại tin rằng crown shyness giúp tối ưu hóa lượng ánh sáng cho việc quang hợp...

    một số khác lại tin rằng "crown shyness" giúp tối ưu hóa lượng ánh sáng cho việc quang hợp...

     Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có lý do nào đủ thuyết phục để lý giải hoàn toàn hiện tượng crown shyness

    Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có lý do nào đủ thuyết phục để lý giải hoàn toàn hiện tượng "crown shyness"

    Bored Panda

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ