Vùng đất lạnh đến mức bạn không được đeo kính khi đi ngoài trời

    Dink,  

    Bạn muốn một nơi để mà so sánh mỗi khi thốt lên "Sao lạnh thế", giờ thì bạn có rồi đó!

    Trong cái thời tiết gió rét cắt da cắt thịt, chắc hẳn ai cũng phải trang bị cho mình những thứ quần áo dày cộp để ra đường và chắc hẳn, mỗi sáng tỉnh dậy, bạn không muốn làm gì hơn là cuốn luôn cái chăn bông dày kia rồi đi thẳng đến lớp, đến chỗ làm. Trên đường đi, bạn không khỏi thắc mắc rằng ai đã xây nên cả một thành phố ở cái chốn giá rét này, để mà bạn phải khổ sở ra đường mỗi mùa đông.

    Những lúc ấy, bạn hãy nên nghĩ tới một địa điểm cực lạnh khác để mà so sánh, rằng “Người ta còn lạnh và khổ hơn mình nhiều”. Nhưng không phải Bắc Cực hay Nam Cực mà bạn nên so sánh, bạn hãy nghĩ tới những người dân tại Oymyakon thuộc nước Nga. Tại sao ư? Vì đó là thị trấn lạnh giá nhất thế giới.

     Hoàng hôn tại Oymyakon. Ảnh Maartin Takens. Flickr

    Hoàng hôn tại Oymyakon. Ảnh Maartin Takens. Flickr

    Oymyakon là một ngôi làng xa xôi bên rìa nước Nga với dân số khoảng 500 cho tới 800 người. Vùng phía Đông Bắc nước Nga này hứng chịu nhiệt độ trung bình của mỗi mùa đông là -50 độ C, mức nhiệt độ thấp nhất mà Oymyakon từng phải trải qua đó là cái lạnh -68 độ C của mùa đông năm 1933.

    Để dễ so sánh, hãy lấy mức nhiệt độ thấp nhất từng được đo trên đất liền là tại Nam Cực với -89 độ C.

    Sống tại Oymyakon đa số là người Turkic Yakut, tộc người bản địa của vùng phía Đông Bắc Siberia. Họ là những thợ săn và chăn tuần lộc truyền thống và bởi họ sống tại vùng đất băng vĩnh cửu, nơi mà lòng đất đóng băng tới độ sâu 1.640 mét, họ không thể trồng trọt tự tạo nên thực phẩm. Nguồn lương thực phải dựa hoàn toàn vào thịt săn được.

    Một người dân địa phương có tên Bolot Bochkarev nói rằng: “Người Yakut rất thích ăn đồ lạnh. Du ăn những loại cá đông lạnh của vùng Bắc Cực như cá hồi trắng, cá trắng, gan ngựa sống đông lạnh nhưng họ vẫn là những con người thanh nhã”. Trong cuộc sống hàng ngày, “Chúng tôi ăn súp với thịt. Thịt là thứ không thể thiếu. Thịt bồi bổ sức khỏe chúng tôi rất nhiều”.

    Người Yakut.
    Người Yakut.

    Sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, sẽ có những thứ mà bạn không ngờ tới mà chỉ có dân bản địa mới hiểu nỗi khổ ấy. Chẳng hạn như, việc đeo kính sẽ có thể nguy hiểm bởi lẽ khi thời tiết quá lạnh, kính sẽ bị đóng băng ngay trên mặt của bạn.

    Chưa hết, nền đất đông cứng khiến việc xây nhà vệ sinh trong nhà là không thể. Mỗi lần muốn đi vệ sinh (dù nặng hay nhẹ), ai cũng sẽ phải băng qua cái lạnh âm 50 độ chỉ để “giải quyết nỗi buồn”.

    Garage ô tô luôn phải được sưởi ấm bởi lẽ dầu bôi trơn xe có thể đóng băng bất kì lúc nào và khi bạn đưa xe ra ngoài, động cơ xe phải hoạt động liên tục, nếu như bạn không muốn xe chết máy ở giữa “sa mạc băng” trong cái thời tiết lạnh giá đó. Máy bay không bao giờ được vào khu vực này.

    Sống trong thời tiết khắc nghiệt của Oymyakon, người dân và nhất là những người già còn phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe liên quan tới cái lạnh, ví dụ như bị cước da hay mất thân nhiệt. Trung tâm An toàn Sức khỏe Canada, nơi không lạ gì với cái lạnh buốt xương, đã từng nêu ra cảnh báo rằng khi da thịt bị lộ ra dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt của cái lạnh -50 độ C, nó sẽ đóng băng chỉ trong vòng 5 cho tới 10 phút.

    Điều đó có nghĩa rằng đối mặt với thời tiết Oymyakon mà không bảo vệ thân thể đúng cách, một người có thể tử vong. Cái lạnh còn khiến mạch máu cứng lại và tăng tỉ lệ suy tim ở người già.

     Ngựa của người Takut tại Oymyakon.

    Ngựa của người Takut tại Oymyakon.

    Chịu lạnh liên tục, bạn sẽ còn bị đói nữa. Để giữ cho thân nhiệt luôn ổn định, cơ thể người sẽ cần rất nhiều năng lượng, nếu không bạt sẽ tụt cân nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Đây không phải là phương pháp giảm cân hiệu quả đâu, bởi đó là điều rất nguy hiểm. Đó là lý do tại sao thực đơn của người Yakut tại Oymyakon lại bao gồm rất nhiều thịt.

    Cuộc sống trong một chiếc tủ lạnh có kích cỡ bằng một thị trấn này hẳn là khó khăn, và người dân sẽ phải vượt qua nó như thế nào?

    Russki chai, dịch sát nghĩa là trà từ nước Nga, đó là phương ngữ họ sử dụng để chị rượu vodka”, nhiếp ảnh gia Amos Chapple cười và trả lời như vậy, sau chuyến thăm của anh tới thị nhất lạnh giá nhất Trái Đất này. Một “chiêu thức” sống còn khác là họ mặc rất nhiều quần áo, hàng lớp quần áo với những khăn, mũ và găng tay. Không có chuyện “ra ngoài một tí xong vào luôn” nên không gần đeo găng đâu, muốn sinh tồn thì phải lựa chọn: hoặc là găng tay hoặc là chết.

    Lạnh đến mấy, thì ta có lẽ vẫn chưa đạt tới cấp độ của người Turkic Yakut tại Oymyakon đâu. Vì vậy, không lý do gì để trùm chăn ấm ngủ cả ngày cả, mạnh mẽ lên!

    Tham khảo Motherboard

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày