Vùng đất năm nào cũng mất mùa, chuyên gia lập tức tới, sau 10 năm mới phát hiện ra sự thật bất ngờ
Hóa ra nguyên nhân khiến vùng đất này năm nào cũng mất mùa bắt nguồn từ một “kho báu” được chôn cất ở đây cách 2.500 năm.
- "Con bị đâm xe rồi, hãy chuyển tiền ngay": Chi tiết bất thường trong lời kêu cứu giúp người cha thoát bẫy kẻ lừa đảo trong phút chót
- Ấn Độ có điện thoại di động kết nối Internet, giá chỉ 290.000 đồng
- Trung Quốc 'gây choáng' khi in 3D đập thuỷ điện: Nhà máy cao 180m nhưng không cần đến sức người, hoàn thiện trong 2 năm và tạo ra gần 5 tỷ kWh điện mỗi năm
- Thiết bị tích hợp AI giúp người khiếm thị di chuyển dễ dàng
- Người cuồng mua sắm trực tuyến chiếm 45% giao dịch thương mại điện tử Đông Nam Á, 91% người mua hàng theo ảnh hưởng của người nổi tiếng
Nhiều năm liền, những người nông dân ở ngôi làng thuộc huyện Phụng Tường, thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) luôn phàn nàn rằng có một vùng đất rất kỳ lạ. Bất kể khí hậu và thời tiết trong năm có ra sao thì cây trồng trên vùng đất này luôn có kết quả xấu, ngay đến cỏ cũng mọc thưa thớt. Ở đây mất mùa liên miên cho dù người dân có tận tâm chăm sóc như thế nào.
Vào một ngày trong năm 1976, một người đàn ông họ Triệu trong làng đã đẩy xe cút kít tới vùng đất này để đào một ít đất về sửa lại vách nhà. Tuy nhiên, sau khi cuốc đất, ông Triệu phát hiện đất ở đây rất cứng và kỳ lạ khi có màu vàng pha đỏ, lẫn với ít đá vụn.
Mấy ngày sau, trong khi ông Triệu vui vẻ kể lại phát hiện của mình với những người dân khác, một số chuyên gia khảo cổ đã nghe được câu chuyện này. Họ đang trong quá trình tìm kiếm lăng mộ của tổ tiên Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Suốt mấy tháng trời không tìm ra manh mối nên thông tin mà ông Triệu kể rất có ích cho quá trình tìm kiếm.
Quả nhiên, sau khi tiến hành khảo sát và kiểm tra, các nhà khảo cổ xác thực ở vùng đất kỳ lạ này có một ngôi mộ quy mô lớn nằm sâu bên dưới lòng đất. Điều này khiến họ vô cùng phấn khích. Nhưng sau khi kiểm tra một cách kỹ lưỡng, các chuyên gia phát hiện ngôi mộ cổ này có độ sâu tương đương với chiều cao của một tòa nhà 8 tầng. Với quy mô lớn và độ sâu tới như vậy nên các chuyên gia phỏng đoán chủ nhân của ngôi mộ cổ này ắt hẳn là một nhân vật có quyền lực rất lớn. Vậy, đó là ai?
Trong quá trình khai quật sơ bộ, các nhà khảo cổ phát hiện có hơn 200 hố trộm mộ. Có vẻ ngôi mộ cổ hoành tráng này đã bị trộm nhiều lần trong nhiều năm. Mặc dù rất phấn khích nhưng khó khăn trong việc khai quật cùng với sự nghi ngờ về số lượng cổ vật, di vật văn hóa trong ngôi mộ cổ này khiến nhóm chuyên gia có chút tuyệt vọng.
Chủ nhân của ngôi mộ này là ai chắc chắn còn phải chờ vào việc khai quật. Tuy nhiên, nơi đây cũng rất có khả năng chính là lăng mộ tổ tiên của Tần Thủy Hoàng mà các chuyên gia vẫn luôn tìm kiếm. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ tìm thấy một ngôi mộ cổ có độ sâu như tòa nhà cao 8 tầng. Do đó, mặc dù được phát hiện vào năm 1976 nhưng mãi đến năm 1986 công tác khai quật mới chính thức hoàn thành.
Sau 10 năm, đúng như dự đoán của các nhà khảo cổ, ngôi mộ cổ này thực sự không có quá nhiều di vật văn hóa quý giá được khai quật. Bởi với rất nhiều lỗ hổng, dấu vết bị cướp phá, ngôi mộ này đã bị nhiều kẻ trộm tấn công.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tìm thấy hơn 3.000 di vật văn hóa gồm các đồ vật bằng vàng, bạc, ngọc bích, vũ khí, đồ tùy táng ở sâu bên dưới ngôi mộ. Tuy nhiên, số lượng của chúng ít hơn so với dự đoán của các chuyên gia. Mặc dù vậy, những cổ vật được tìm thấy đã phản ánh đầy đủ tay nghề của những người thợ thủ công và đời sống vật chất, văn hóa phong phú của người xưa.
Vậy, chủ nhân của ngôi mộ này là ai?
Bảo vật tiết lộ danh tính chủ nhân ngôi mộ
Các nhà khảo cổ cho rằng nơi đây đích thực là lăng mộ của một vị vua Tần, bởi nó có diện tích lên tới 5.334 m2, độ sâu rất lớn. Sau 10 năm cẩn thận đào bới, đến năm 1986, các chuyên gia mới chạm được đến phần quan trọng nhất của ngôi mộ. Lúc này, chiếc quan tài lớn mới chính thức hiện ra.
Theo đó, chiếc quan tài này được đóng bằng gỗ bách, một loại gỗ quý có thể được so sánh với Kim Tơ Nam Mộc. Đặc biệt, hai cạnh của quan tài có đóng thêm hai cánh gỗ xòe kỳ lạ. Ban đầu, các chuyên gia băn khoăn không biết đặc điểm kỳ lạ của chiếc quan tài này. Tuy nhiên, sau khi tìm kiếm thông tin trong các thư tịch cổ, bí mật mới được làm sáng tỏ.
Hóa ra, theo ghi chép trong "Chu lễ", quan tài có cánh xòe được gọi là "Hoàng trường đề tấu", phương thức mai táng chỉ được phép sử dụng cho bậc "thiên tử" của nhà Chu (1046 TCN- 256 TCN). Ngay cả các vua chư hầu của nhà Chu cũng không được phép an táng trong quan tài kiểu này. Vậy, tại sao chủ nhân của ngôi mộ này lại được mai táng như thế?
Khi các nhà khảo cổ mở nắp cỗ quan tài ra, bên trong hầu như không còn gì và chỉ còn sót lại một khúc xương. Xung quanh vị trí đặt quan tài có nhiều lỗ nhỏ hình tròn. Đây là dấu hiệu cho thấy bọn trộm mộ đã xâm nhập. Trong lúc gần như bế tắc vì không biết chủ nhân của ngôi mộ là ai, các chuyên gia bất ngờ tìm thấy "khánh đá", một loại nhạc cụ cổ xưa.
Khi quan sát kỹ, các nhà khảo cổ nhận thấy bên mép của chiếc khánh đá này có khắc chữ về nước Tần. Trên đó có khắc "Cộng Hoàn thị tự". Điều này có nghĩa chủ nhân ngôi mộ với quy mô hoành tráng này chính là Tần Cảnh Công, người kế tự của Tần Hoàn Công.
Tần Cảnh Công (? – 537 TCN) tên thật là Doanh Hậu, là vị quân chủ thứ 18 của nước Tần, chư hầu của nhà Chu. Như vậy, chủ nhân của ngôi mộ này chính là tổ tiên 18 đời của Tần Thủy Hoàng, vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Việc một vị vua chư hầu cả gan dám dùng phép táng dành cho "thiên tử" nhà Chu cho thấy "hùng tâm tráng chí" của nước Tần quả thực không hề đơn giản.
Cảnh tượng kinh hoàng trong ngôi mộ hơn 5.000 m2
Ngoài diện tích, độ sâu và quy cách an táng cao cấp của ngôi mộ, điều khiến các nhà khảo cổ học kinh ngạc là họ phát hiện ra có tới 186 chiếc quan tài nhỏ khác. Trong đó, có 186 bộ hài cốt được xác định là nữ giới. Tất cả những người phụ nữ này đều chết trong độ tuổi chỉ mới 16, 17 tuổi. Xem ra họ có thể là nạn nhân của tục tuẫn táng.
Các nhà khảo cổ xác định 186 người phụ nữ trên đều bị chết ngạt trong quan tài. Bởi sau khi mở nắp quan tài ra, hài cốt của họ đều trong những trạng thái khác nhau. Hầu hết những người phụ nữ này đều chết với cái miệng vẫn cón há rộng. Điều này cho thấy họ phải chịu đau đớn, khó chịu trước khi qua đời.
Ngoài ra, hài cốt của những người phụ nữ này đều bị bó gập 2 chân sát vào ngực. Theo ghi chép lịch sử thời Xuân Thu, Chiến Quốc, người nước Tần thường táng bó gập chân, tức là dùng dây vải bó chặt chân gập lên ngực của người vừa mới qua đời rồi sau đó mới cho vào trong quan tài.
Việc tìm thấy nhiều hài cốt cho thấy chủ nhân của ngôi mộ có thân phận đặc biệt. Quả thực người này chính là vua Tần, tổ tiên của hoàng đế Tần Thủy Hoàng, cách đây khoàng 2.500 năm. Mặc dù không có quá nhiều cổ vật, di vật văn hóa quý giá được tìm thấy, nhưng những phát hiện xung quanh ngôi mộ của Tần Cảnh Công cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng cho các chuyên gia, nhà sử học trong quá trình tìm hiểu về nước Tần và hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI