Vượt qua khủng hoảng 2008, startup vô danh kiếm 400 triệu người dùng và chuẩn bị đối đầu với Facebook
Bắt đầu từ ứng dụng bảo vệ thông tin cá nhân, đến nay, AnchorFree đã lớn mạnh, cạnh tranh với Netflix và Facebook.
Tại Mỹ, người ta biết HotSpot Shield của AnchorFree là công cụ để bảo vệ thông tin cá nhân khi sử dụng Wi-Fi công cộng, cũng là cách để "đánh lừa" Netflix, cho phép người Mỹ xem được phim chỉ có ở Anh hay Canada. Ứng dụng AnchorFree cũng giúp người dùng tại Venezuela và Ai Cập vào các website bị chặn.
Ứng dụng của Hotspot Shield ở những đâu, nhiều khi chính ông chủ của nó cũng chẳng nhìn ra. Ví dụ, năm 2013, người khuyết tật đã sử dụng Hotspot Shield để tránh những kẻ gây rối dùng IP để truy ra địa chỉ của họ.
Để có được điều này, HotSpot Shield tạo ra một Mạng riêng ảo (VPN). Nếu đăng ký gói dịch vụ 2,49 USD/tháng, thử nghiệm 7 ngày miễn phí, không ai biết bạn đã truy cập những gì thông qua điện thoại hoặc máy tính.
Khởi đầu không thuận lợi nhưng vẫn nhảy vọt
Năm 2006, David Gorodyansky lái xe chiếc xe cũ kỹ đến Silicon Valley Bank để gửi tấm séc 6 triệu USD. Đây là khoản đầu tư đầu tiên cho công ty khởi nghiệp là AnchorFree. Những tưởng đời sẽ chỉ toàn màu hồng, thế nhưng ngay đến năm 2008, kinh tế suy thoái, trong khi AnchorFree lại cần tiền. Theo anh, đó là lúc tệ nhất.
Khi khủng hoảng đi qua, đến nay, AnchorFree trở thành phần mềm có 400 triệu người dùng ở 200 quốc gia, nhận được số tiền lên đến 62,8 triệu USD từ các nhà đầu tư, trong đó có cả Goldman Sachs.
Đỉnh cao của AnchorFree chính là phần mềm Hotspot Shield. Phần mềm này “lên hương” nhờ phong trào mùa xuân Ả rập, giúp người dùng vào Facebook dù đã bị chặn.
Trong lúc Apple và FBI vẫn đang đấu trí thì Gorodyansky tuyên bố, AnchorFree sẽ là ứng dụng đứng đầu Apple App Store trên toàn thế giới chỉ trong vài tuần tới.
AnchorFree sẽ là bước tiếp theo, mang internet đến hàng triệu người, cạnh tranh với phong trào "Free Basics" của ông chủ Facebook .
Không ngừng cải tiến theo thời cuộc
Qua nhiều năm, cách mọi người sử dụng Hotspot Shield thay đổi hoàn toàn. Tại thời điểm thành lập năm 2006, đến 95% khách hàng dùng phần mềm trên máy tính nhưng nay thì như 75% người dùng Hotspot Shield trên điện thoại di động do smart phone thịnh hành.
AnchorFree xây dựng một loạt các ứng dụng mới. Trong những ứng dụng này, tiêu biểu có Kaboom Keyboard, giúp người dùng quản lý hình ảnh và thông điệp trên Snapchat bằng điện thoại. Bây giờ, Apple đã đặt mã hóa trên thiết bị di động và quản lý các mã này.
Theo Gorodyansky, sự thay đổi này nhắc nhở phải xem lại về sự riêng tư trên điện thoại. AnchorFree muốn người dùng có thể quản lý quyền riêng tư trên chính điện thoại của mình. Thường người ta chỉ thích tiện, nhưng AnchorFree sẽ khiến họ quan tâm đến quyền riêng tư.
Đối đầu Facebook và Netflix
Mặc dù danh tiếng gần đây của AnchorFree như một cách để mọi người phá vỡ giới hạn khu vực Netflix, nói rằng nó đã bị thổi phồng.
Gorodyansky cho rằng, chuyện người ta dùng AnchorFree là để “xài chùa” Netflix bị thổi phồng. Chỉ có 2% số người dùng Hotspot Shield sử dụng Netflix, và cũng chẳng quan tâm người truy cập đến từ nước nào. Và lại, người ta “xem chùa” thì thiệt cho hãng phim chứ Netflix không phải lo. Ai chẳng muốn dịch vụ của mình đến được toàn thế giới
Tuy nhiên, Netflix vẫn cố để chống lại việc sử dụng các dịch vụ VPN để xem phim và chương trình truyền hình.
Cuộc đối đầu với Facebook còn phức tạp hơn. Facebook đưa ra chiến dịch Free Basics (trước đây gọi là Internet.org), để giúp các nước như Ấn Độ cũng có thể lên mạng internet miễn phí. Vấn đề là muốn làm được như vậy, người dùng phải có ứng dụng Facebook. Cũng vì lý do này mà Ấn Độ và Ai Cập thấy đây là cách Facebook kiếm tiền và ứng dụng cũng chẳng miễn phí như quảng cáo. Họ từ chối chiến dịch này.
Trong khi đó, theo Gorodyansky, Hotspot Shield và các ứng dụng khác của AnchorFree tốt hơn để giúp tất cả mọi người có thể kết nối internet, dù đang truy cập dịch vụ nào.
Theo CafeF / Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI