WhatsApp trở thành chìa khóa trong cuộc chiến giành miếng bánh 39 tỷ USD trên thị trường “đồ hiệu”

    Le Min Kop,  

    Các công ty bán hàng xa xỉ đang tận dụng ứng dụng nhắn tin như WhatsApp để trò tiếp với khách hàng, qua đó thuyết phục họ mua sản phẩm của mình.

    Các công ty bán hàng xa xỉ đang tận dụng ứng dụng nhắn tin như WhatsApp để trò tiếp với khách hàng, qua đó thuyết phục họ mua sản phẩm của mình.

    Nhà bán lẻ trực tuyến hàng xa xỉ Yoox Net-a-Porter (YNAP) cho biết đang phát triển công nghệ bán hàng thông qua ứng dụng WhatsApp. Đó sẽ là thay đổi lớn giúp thị trường thương mại hàng hiệu như Prada và Versace thêm phần cạnh tranh.

     Yoox Net-a-Porter đang muốn đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến.

    Yoox Net-a-Porter đang muốn đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến.

    Giám đốc điều hành Federico Marchetti cho biết, khách hàng cá nhân của Yoox Net-a-Porter ngày càng thích liên lạc qua hình thức nhắn tin văn bản. Vì thế, công ty có kế hoạch mở rộng khả năng tương tác với người dùng bằng ứng dụng di động.

    Bằng cách trở thành công ty đầu tiên dùng WhatsApp để bán hàng trực tiếp cho khách hàng, Yoox Net-a-Porter đang thách thức những trang web “đồ hiệu” như Farfetch. Natalie Massanet, nhà sáng lập Net-a-Porter, tuần trước vừa tuyên bố sẽ tham gia Farfetch để cạnh tranh với đối thủ Marchetti, người sáng lập và hợp nhất Yoox với Net-a-Porter thành YNAP năm 2015.

    Tính tới nay, ngành công nghiệp thời trang tỏ ra “hời hợt” trước các ứng dụng gửi tin nhắn. Tại Trung Quốc, WeChat có hơn 700 triệu người dùng và nhiều trong số đó sử dụng tài khoản ngân hàng liên kết với dịch vụ. Nghịch lý thay, dù 92% thương hiệu cao cấp toàn cầu chọn WeChat làm kênh tiếp thị, thì chỉ số ít bán hàng trực tiếp thông qua ứng dụng.

     Marchetti lựa chọn WhatsApp làm công cụ giao tiếp với khách hàng.

    Marchetti lựa chọn WhatsApp làm công cụ giao tiếp với khách hàng.

    YNAP bán những chiếc áo choàng của Oscar de la Renta giá 12.000 USD hay túi xách hiệu Dolce & Gabbana trị giá 7.000 USD thông qua trang web như Net-a-Porter và Outnet. Giờ đây, công ty muốn tiếp cận gần hơn với EIPs – Extremely Important People (Những người cực kỳ quan trọng). Họ chỉ chiếm 2% tổng số khách hàng nhưng lại giúp công ty thu về 40% doanh số hàng năm.

    Marchetti cho biết: “Chúng tôi đã bán một số lượng lớn sản phẩm cho các EIPs bằng cách trò chuyện với họ qua WhatsApp”. Ông từ chối tiết lộ phương thức thanh toán theo hình thức bán hàng này.

    Thị trường hàng hiệu online ước đạt 39 tỷ USD trong năm 2021.
    Thị trường hàng hiệu online ước đạt 39 tỷ USD trong năm 2021.

    Yoox Net-a-Porter quyết tâm lựa chọn WhatsApp bởi họ nhận thấy, lượng khách hàng dùng mobile trên Net-a-Porter lớn gấp hai lần người dùng máy tính để bàn và số này có mức chi tiêu trung bình lớn gấp hai lần. Công ty đang thử nghiệm công nghệ và chưa đưa ra kế hoạch phát hành cụ thể.

    Facebook đã chi ra 22 tỷ để thâu tóm WhatsApp. Dịch vụ này cũng bắt đầu “phá bỏ quy tắc quyền riêng tư” hồi tháng Tám để cho phép các doanh nghiệp liên lạc trực tiếp với 1 tỷ người dùng của họ.

    Hãng nghiên cứu Forrester dự đoán, thị trường các mặt hàng xa xỉ trực tuyến sẽ tăng gấp đôi, lên 39 tỷ USD vào năm 2021. Vì thế, cả YNAP, Farfetch và những công ty khác đang tranh giành miếng bánh. Theo các nhà phân tích tại Exane BNP Paribas, Farfetch đã tăng 60% doanh thu mỗi năm. Hãng cũng thu hút được khoản đầu tư 1,5 tỷ USD hồi năm ngoái và đang lên kế hoạch IPO.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày