William James Sidis và câu chuyện bi kịch của một thiên tài "nhân tạo" có IQ cao nhất thế giới
Những thần đồng được nuôi dạy theo chế độ đào tạo thiên tài chưa chắc đồng nghĩa với một cuộc sống hạnh phúc, câu chuyện về William James Sidis là một ví dụ.
William James Sidis thuở nhỏ từng trải qua bài thử trí IQ và đạt kết quả vào khoảng 250-300, trong khi chỉ cần trên mức 140 đã được công nhận như thiên tài. Thời đó, William được truyền thông thế giới đặt kỳ vọng cực cao. Nhưng trái lại, ông lại có một hậu vận tồi tệ.
Thiên tài "nhân tạo"
William James Sidis được sinh ra trong một gia đình người Mỹ gốc Do Thái. Cả cha lẫn mẹ đều là những người có học vấn rất cao trong xã hội. Người cha Vladimir Sidis sở hữu cấp bằng tiến sĩ trong khi người mẹ Sarah cũng là một bác sĩ Y khoa thành đạt. Bản thân William cũng được đặt tên theo người cha đỡ đầu William James, một nhà triết học có tiếng tăm tại Mỹ.
Gia đình Sidis có niềm tin vào việc nuôi dưỡng một thiên tài nếu áp dụng các chế độ dạy dỗ từ sớm. Khi mới 4 tháng tuổi, William đã được người cha dạy đánh vần. Lên 8 tuổi, ông tự học được 8 thứ ngôn ngữ bao gồm tiếng tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Armenia.
William James Sidis được cha mẹ nuôi dạy theo cách thức khác thường.
Lúc này, bài thi đầu vào của đại học Havard chỉ giống như một trò chơi mà William có thể dễ dàng hoàn thành. Ông thi đỗ vào Havard nhưng chưa được nhận ngay vì lí do chưa đủ phát triển về thể chất. Nhưng cũng chỉ 2 năm sau đó, William đã được các giáo sư tại Havard tiếp nhận. Ở thời điểm nằm 1909, ông đã lập kỷ lục khi trở thành người trẻ tuổi nhất từng theo học Havard (11 tuổi).
Đầu năm 1910, bài thuyết giảng không gian bốn chiều của James được cả nước Mỹ chú ý. Một cựu thần đồng, nhà tiên phong về điều khiển học, Norbert Wiener, sau khi chứng kiến bài thuyết giảng đã phải thốt lên: "Một chiến thắng xứng đáng cho một nỗ lực vô song của một đứa trẻ cực kỳ xuất sắc".
Cũng trong năm 1910, James trải qua đợt thử trí thông minh IQ và đạt điểm số 250-300, một con số ngoài mức tưởng tượng và cao nhất thế giới lúc bấy giờ. Truyền thông và rất nhiều nhà khoa học đều tiên đoán James sẽ trở thành một trong những nhà toán học, hoặc thiên văn học vĩ đại nhất lịch sử.
Khi còn tấm bé, William đã được tiên đoán sẽ trở thành nhà khoa học vĩ đại.
Những bước ngoặt cuộc đời
William James Sidis bắt đầu học một khóa học toàn thời gian vào năm 1910 và lấy bằng cử nhân Nghệ thuật, kiêm hiệu trưởng, vào ngày 18/06/1914 ở tuổi 16.
Ngay sau khi tốt nghiệp, William nói với các phóng viên rằng cuộc sống hoàn hảo theo ông là một cuộc sống ẩn dật. James thề sống độc thân và không bao giờ kết hôn. Phụ nữ không có chút hấp dẫn nào đối với ông.
Tuy nhiên, theo lời kể của nhiều bạn bè, William sau đó đã phát triển tình cảm mạnh mẽ với một cô gái có tên là Martha Foley. Đây chính là bước ngoặt đầu tiên làm thay đổi suy nghĩ của chàng trai thiên tài.
William khi tới tuổi trưởng thành.
Ở độ tuổi thanh niên, William tiếp tục theo học tại Trường Đại học Nghệ thuật và Khoa học Harvard. Tại đây, sự cách biệt về tài năng và lối sống của William đã khiến ông trở nên đơn độc. Đỉnh điểm, William bị một nhóm sinh viên đe dọa vũ lực khiến cha mẹ phải chuyển ông tới làm việc tại một học viện khoa học nghệ thuật ở Houston.
Có được tấm bằng tiến sĩ, William thực hiện công việc giảng dạy tại học viện nhưng không lâu sau đã bỏ đi để trở về New England. Khi một người bạn hỏi về việc tại sao rời đi, William trả lời: "Tôi chưa bao giờ hiểu tại sao họ luôn giao việc giảng dạy cho tôi. Tôi không phải là một giáo viên."
Kể từ thời điểm này, William bắt đầu có cảm giác chán ngán với môi trường học vấn. Ông đăng ký vào trường Luật Havard nhưng sớm rút khỏi vị trí chỉ 2 năm sau đó.
Hậu vận tồi tệ
Năm 1919, ngay sau khi rút khỏi trường luật, William bị bắt vì tham gia một cuộc diễu hành biến phát thành bạo động tại thành phố Boston. Ông bị kết án 18 tháng tù giam, trở thành tâm điểm truyền thông với các bài báo thể hiện sự bất ngờ khi một thần đồng nổi tiếng cả nước lại trở thành tội phạm.
Tại tòa án, William tuyên bố bản thân ủng hộ cho nền hòa bình và phản đối các dự thảo liên quan tới Thế chiến thứ nhất. Cha mẹ ông đã can thiệp để con trai không phải vào tù. Nhằm lẩn tránh dư luận, họ đưa William tới California và quản thúc vô cùng chặt chẽ. Họ tăng cường kiểm soát, theo dõi, cấm ông giao lưu với những người lạ và thậm chí đe dọa sẽ chuyển ông tới nhà thương điên.
Sự nổi tiếng của William đã làm hại cuộc đời của chính ông.
Nỗi ức chế tích tụ đã khiến William thực hiện hành động bỏ trốn. Ông sống ẩn danh ở nhiều thành phố, nhận làm những công việc bình thường như sửa máy móc, kế toán để tránh thu hút sự chú ý. Thực tế, William phải trốn tránh cả sự tìm kiếm của cha mẹ lẫn sự soi mói của truyền thông.
Nhưng không may vào năm 1924, truyền thông bất ngờ phát hiện ra William. Những điều tra về cuộc đời ông được đưa lên khắp các mặt báo khiến William gặp áp lực và mắc chứng trầm cảm. Trước đó vào năm 1923, người cha Vladimir Sidis đã qua đời ở tuổi 56. William bất lực và xấu hổ nên không dám quay trở về nhà.
20 năm sau, người ta phát hiện William qua đời vì xuất huyết não trong căn nhà thuê. Ông mất ở tuổi 46 và chỉ còn vài đồng xu lẻ trong ví.
Cuộc đời buồn thảm của thiên tài IQ gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều người đổ lỗi cho cha mẹ James vì cách nuôi dạy thiếu tình cảm. Không ít ý kiến lại chỉ trích truyền thông đã xâm phạm quá nhiều vào đời tư của William, khiến ông không thể sống một cuộc đời tự do như mong muốn.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI