Windows 10 đang chiếm dụng ổ cứng quá nhiều, đây là cách đòi lại dung lượng nếu đang dùng SSD!

    Phạm Thái Học,  

    Tổng hợp những giải pháp giúp lấy lại không gian lưu trữ bị chiếm dụng trong Windows 10.

    Nếu để ý đến dung lượng phân vùng mà Windows 10 yêu cầu thì bạn chắc chắn phải thốt lên rằng phiên bản này khá “háu ăn” khi yêu cầu tối thiểu đến 16GB dành cho bản 32bit và 20GB cho phiên bản 64bit. Trông khi với macOS Sierra thì con số này chỉ là 9GB và 5GB cho Ubuntu.

    Tuy vậy, đây có thể không phải là vấn đề nếu như bạn đang sử dụng ổ cứng 1TB, nhưng ngược lại thì đây lại là vấn đề lớn nếu như bạn đang dùng ổ cứng SSD với dung lượng hạn hẹp chỉ dừng ở mức 32 hoặc 64GB mà thôi. May mắn thay, Windows 10 cũng hiểu rõ được vấn đề và cung cấp cho người dùng một số các giải pháp sau nhằm cho phép người dùng lấy lại một số không gian lưu trữ khi cần thiết. Nếu bạn quan tâm, mời tham khảo nội dung sau đây.

    1. Storage Sense

    Thông thường, mỗi khi bạn tải một tập tin nào đó từ internet về máy tính, Windows sẽ lưu trữ chúng ở thư mục Download. Sau khi tải xong, bạn chỉ đơn giản là truy cập vào thư mục Download và sử dụng tập tin vừa tải về mà có thể…quên nó ngay. Và cứ như vậy, sau một thời gian thì chắc hẳn thư mục Download của bạn là một nơi khá lộn xộn và đầy rác.

    Nếu nhớ thì bạn có thể vào và xóa các dữ liệu không dùng ở thư mục Download, còn không nhớ thì chắc hẳn khu vực này chiếm dụng khá nhiều không gian lưu trữ của bạn. Và nếu bạn không có thời gian để làm việc đó thì tính năng Storage Sense của Windows 10 sẽ giúp bạn. Cách kích hoạt như sau:

     Khởi động ứng dụng Settings và truy cập vào System.

    Khởi động ứng dụng Settings và truy cập vào System.

     Trong System, hãy nhấp vào nhóm thiết lập Storage.

    Trong System, hãy nhấp vào nhóm thiết lập Storage.

     Tìm đến nhóm thiết lập Storage sense và gạt sang ON. Sau đó hãy nhấp vào lựa chọn “Change how we free up space”.

    Tìm đến nhóm thiết lập Storage sense và gạt sang ON. Sau đó hãy nhấp vào lựa chọn “Change how we free up space”.

     Trong giao diện thiết lập mở ra, hãy gạt sang ON ở lựa chọn “Delete files in my Downloads folder that haven’t changed for over 30 days”

    Trong giao diện thiết lập mở ra, hãy gạt sang ON ở lựa chọn “Delete files in my Downloads folder that haven’t changed for over 30 days”

    2. Compact OS

    Nói dễ hiểu thì Compact OS là tính năng cho phép người dùng có thể “nén” các dữ liệu hệ điều hành lại, giúp giảm dung lượng hệ điều hành cũng như giải phóng thêm không gian lưu trữ cho ổ cứng. Đây là giải pháp tối ưu cho bạn trong trường hợp ổ cứng của bạn sử dụng đã đến ngưỡng “đầy” hoặc đơn giản là bạn đang sử dụng ổ SSD dung lượng không cao. Cách kích hoạt như sau:

     Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn lệnh Windows Powershell (Admin).

    Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn lệnh Windows Powershell (Admin).

     Chờ vài giây để Windows Powershell tải xong, khi đó bạn hãy nhập vào lệnh “Compact.exe /CompactOS:always” rồi nhấn phím ENTER để khởi chạy dòng lệnh.

    Chờ vài giây để Windows Powershell tải xong, khi đó bạn hãy nhập vào lệnh “Compact.exe /CompactOS:always” rồi nhấn phím ENTER để khởi chạy dòng lệnh.

     Quá trình nén sẽ bắt đầu. Khi kết thúc, hệ thống sẽ hiển thị thông tin về tổng dung lượng của hệ điều hành sau khi được nén, kèm theo đó là dung lượng không gian mà bạn lấy lại được sau khi nén.

    Quá trình nén sẽ bắt đầu. Khi kết thúc, hệ thống sẽ hiển thị thông tin về tổng dung lượng của hệ điều hành sau khi được nén, kèm theo đó là dung lượng không gian mà bạn lấy lại được sau khi nén.

     Để kết thúc, bạn hãy nhập tiếp vào lệnh “Compact.exe /CompactOS:never” rồi nhấn phím ENTER để thực thi lệnh.

    Để kết thúc, bạn hãy nhập tiếp vào lệnh “Compact.exe /CompactOS:never” rồi nhấn phím ENTER để thực thi lệnh.

    Việc nén này chỉ nên áp dụng khoảng 3-4 tháng/ lần. Và không nên quá lạm dụng. Trong nhiều trường hợp, không gian lưu trữ được lấy lại dao động vào khoảng 1-7GB.

    3. Nén dữ liệu NTFS

    Bạn có biết rằng Windows có thể lựa chọn các tập tin và thư mục một cách có chọn lọc để nén chúng lại trong khi vẫn cho phép bạn sử dụng một cách bình thường hay không? Tính năng này được gọi là “NTFS Compression”, và nó được xem là một giải pháp tự động của Windows trong việc tiết kiệm không gian lưu trữ cho người dùng. Cách kích hoạt nó như sau:

     Khởi động File Explorer lên và nhấp phải chuột vào tập tin hoặc thư mục nào đó, chọn Properties.

    Khởi động File Explorer lên và nhấp phải chuột vào tập tin hoặc thư mục nào đó, chọn Properties.

     Nhấp tiếp vào Advanced… Sau đó đánh dấu vào lựa chọn “Compress contents to save disk space”.

    Nhấp tiếp vào Advanced… Sau đó đánh dấu vào lựa chọn “Compress contents to save disk space”.

    Cuối cùng, hãy nhấn Apply > OK để lưu lại là xong.

    4. Thay đổi khu vực lưu trữ ứng dụng và tập tin

    Cập nhật lớn đầu tiên của Windows 10 đã giới thiệu đến người dùng khả năng cho phép cài đặt các ứng dụng từ Windows Store lên các thiết bị lưu trữ bên ngoài như USB hay thẻ nhớ SD. Mặc dù phần lớn các ứng dụng mặc định của Windows 10 không phải điều hỗ trợ khả năng này nhưng có rất nhiều các ứng dụng Windows Store cho phép bạn làm thế.

    Bạn cũng có thể làm thế với các tập tin media như hình ảnh, âm thanh, video,… Điều này cho phép người dùng giải phóng rất nhiều không gian trên phân vùng chính của ổ đĩa. Tuy vậy, trước khi làm bất cứ điều gì, bạn hãy chắc chắn rằng đã kết nối thiết bị lưu trữ bên ngoài vào máy tính và thiết lập chuyển hướng lưu trữ sang chúng như sau:

     Khởi động ứng dụng Settings và truy cập vào System > Storage.

    Khởi động ứng dụng Settings và truy cập vào System > Storage.

     Trong Storage, hãy tìm và nhấp vào dòng thiết lập “Change where new content is saved” ở bên dưới More storage settings.

    Trong Storage, hãy tìm và nhấp vào dòng thiết lập “Change where new content is saved” ở bên dưới More storage settings.

     Bây giờ bạn hãy tiến hành thiết lập lại vị trí lưu trữ của các định dạng tập tin mà bạn muốn sang thiết bị lưu trữ ngoài của mình.

    Bây giờ bạn hãy tiến hành thiết lập lại vị trí lưu trữ của các định dạng tập tin mà bạn muốn sang thiết bị lưu trữ ngoài của mình.

    Cuối cùng, hãy nhấn Apply. Thay đổi sẽ có hiệu lực ngay lập tức.

    5. Lưu trữ đám mây

    Bạn có thể không sử dụng OneDrive nhưng có thể bạn nên xem xét lại điều đó. Microsoft cung cấp một lựa chọn miễn phí đi kèm với Windows 10 khá tuyệt vời là 5GB không gian lưu trữ. Và nếu bạn vô hiệu hóa tất cả các tùy chọn đồng bộ hóa, bạn có thể sử dụng nó như một bộ lưu trữ riêng biệt cho mình. Cụ thể như sau:

     Nhấn phải chuột vào biểu tượng OneDrive ở khay hệ thống và chọn “Settings”.

    Nhấn phải chuột vào biểu tượng OneDrive ở khay hệ thống và chọn “Settings”.

     Hộp thoại thiết lập xuất hiện, hãy nhấp vào tab “Account” và nhấp vào lựa chọn “Choose folders”.

    Hộp thoại thiết lập xuất hiện, hãy nhấp vào tab “Account” và nhấp vào lựa chọn “Choose folders”.

     Bỏ đánh dấu ở lựa chọn “Sync all files and folders in OneDrive”, sau đó bạn hãy lựa chọn đánh dấu vào thư mục mà mình muốn đồng bộ với máy tính để sử dụng.

    Bỏ đánh dấu ở lựa chọn “Sync all files and folders in OneDrive”, sau đó bạn hãy lựa chọn đánh dấu vào thư mục mà mình muốn đồng bộ với máy tính để sử dụng.

    Cuối cùng, hãy nhấn “OK” để lưu lại và chờ ứng dụng đồng bộ nữa là xong.

    6. Phân bổ lại không gian sao lưu dự phòng

    Có 3 tính năng chính trong Windows 10 chiếm dụng rất lớn không gian lưu trữ của ổ cứng, đó chính là Hibernation, System Restore, và Page File. Ở đây chúng ta có thể bỏ qua Page File, nhưng Hibernation và System Restore thì cần điều chỉnh lại như sau:

    Hibernation

     Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn lệnh Windows Powershell (Admin). Nếu xác định mình không cần dùng đến tính năng Hibernation thì bạn chỉ cần thực thi lệnh “powercfg.exe /hibernate off”. Còn nếu muốn sử dụng, bạn chỉ cần thực thi lệnh “powercfg.exe /hibernate on”.

    Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn lệnh Windows Powershell (Admin). Nếu xác định mình không cần dùng đến tính năng Hibernation thì bạn chỉ cần thực thi lệnh “powercfg.exe /hibernate off”. Còn nếu muốn sử dụng, bạn chỉ cần thực thi lệnh “powercfg.exe /hibernate on”.

    System Restore

     Nhập từ khóa “system restore” vào Cortana và nhấp vào kết quả như hình.

    Nhập từ khóa “system restore” vào Cortana và nhấp vào kết quả như hình.

     Hộp thoại System Properities xuất hiện, hãy nhấp vào “Configure…”. Trường hợp không sử dụng System Restore, bạn hãy đánh dấu vào lựa chọn “Disable system protection”. Còn nếu sử dụng, bạn hãy đánh dấu vào dòng “Turn on system protection” và điều chỉnh thanh trượt dung lượng cho phép tính năng này sử dụng.

    Hộp thoại System Properities xuất hiện, hãy nhấp vào “Configure…”. Trường hợp không sử dụng System Restore, bạn hãy đánh dấu vào lựa chọn “Disable system protection”. Còn nếu sử dụng, bạn hãy đánh dấu vào dòng “Turn on system protection” và điều chỉnh thanh trượt dung lượng cho phép tính năng này sử dụng.

    Cuối cùng, hãy nhấn Apply > OK để lưu lại là xong.

    7. Disk Cleanup

    Công cụ này chắc hẳn ai trông chúng ta điều khá quen thuộc, vậy nói đơn giản thì đây là tính năng cho phép người dùng tiến hành dọn dẹp nhanh các dữ liệu tạm thời như Temporary Files, Setup Log Files… Và cách sử dụng như sau:

     Nhập từ khóa “Disk Cleanup” vào Cortana và nhấp vào kết quả như hình.

    Nhập từ khóa “Disk Cleanup” vào Cortana và nhấp vào kết quả như hình.

     Chọn phân vùng cần dọn dẹp rồi chờ ít giây, sau đó nhấp vào tất cả các lựa chọn mà bạn muốn dọn dẹp.

    Chọn phân vùng cần dọn dẹp rồi chờ ít giây, sau đó nhấp vào tất cả các lựa chọn mà bạn muốn dọn dẹp.

    Đó là tất cả gợi ý ở bài viết này. Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ