Xây cầu…cao ngang tòa nhà 200 tầng, chi phí khủng lên tới 3,4 nghìn tỷ, Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình ‘đi xuyên mây’ độc đáo
Cây cầu này là một thành công lớn cho toàn bộ ngành kỹ thuật và xây dựng Trung Quốc. Ngoài ra, đây cũng là một cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng cầu đường ở đất nước tỷ dân.
- Chuyện buồn của người đàn ông sống sót qua thảm kịch Titanic: Bị cả nước lên án, qua đời trong tủi nhục
- Tại sao voi không được nuôi để lấy thịt như chúng ta nuôi lợn?
- Phi cơ khổng lồ "chết máy" giữa Đại Tây Dương, phi công cứu trọn 306 người nhờ chiếc động cơ bí ẩn, luôn giấu mình trong thân máy bay và chỉ xuất hiện để cứu những "bàn thua trông thấy"
- Điều gì sẽ xảy ra nếu 200.000 con chim sẻ điên châu Phi đồng loạt tấn công voi?
Không chỉ sở hữu hàng loạt cỗ máy xây dựng tiên tiến, Trung Quốc còn nổi tiếng với hệ thống giao thông hiện đại khiến cả thế giới ngỡ ngàng. Những công trình này cũng là minh chứng cho những tiến bộ to lớn về kỹ thuật, công nghệ mà nước này đã đạt được trong những thập kỷ gần đây.
Trong số đó không thể không kể đến công trình cầu Bắc Bàn Giang, cây cầu dây văng cao nhất thế giới - kỷ lục được thiết lập năm 2016. Được biết, Bắc Bàn Giang dài 1.341 mét, một nhịp chính dài 720 mét và có độ cao khủng 565 mét so với sông Bắc Bàn - tương đương độ cao của một tòa nhà chọc trời 200 tầng.
Cầu Bắc Bàn Giang thuộc tỉnh Quý Châu, vùng Tây Nam, Trung Quốc và là một phần của tuyến đường cao tốc Hàng Châu - Thụy Lệ. Nhờ cây cầu này, thời gian đi lại giữa Tuyên Uy (tỉnh Vân Nam) và Lục Bàn Thủy (tỉnh Quý Châu) đã giảm từ 4 giờ xuống còn 1 giờ.
Được biết, cây cầu có thiết kế 4 làn xe, mỗi chiều 2 làn, người dân có thể đi với tốc độ tối đa 80km/giờ. Nó đem lại lợi ích to lớn cho người lái xe ô tô, các phương tiện như xe tải hay xe buýt và làm giảm lưu lượng giao thông.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định, cây cầu này được tạo ra nhằm mục đích kích thích tăng trưởng kinh tế, nâng cao điều kiện sống và kết nối các khu vực bằng cách cung cấp một tuyến đường trung chuyển tốt băng qua sông.
Theo trang web The Travel, cầu Bắc Bàn Giang được khởi công xây dựng vào năm 2013 và chỉ mất hơn 3 năm để hoàn thiện, thông xe. Nó là một thành công lớn cho toàn bộ ngành kỹ thuật và xây dựng Trung Quốc. Ngoài ra, đây cũng là một cột mốc quan trọng trong hành trình xây dựng cầu ở đất nước tỷ dân.
Đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng Bắc Bàn Giang là công ty cầu đường Quý Châu (GRBG) - một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước có trụ sở chính tại Quý Châu, Trung Quốc. GRBG là một công ty lớn, dày dặn kinh nghiệm, chuyên thiết kế và xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng giao thông như đường cao tốc, cầu và đường hầm.
Về thiết kế, theo The Travel, Bắc Bàn Giang là cầu dây văng với 2 tháp chịu lực. Để xây dựng, đội ngũ phụ trách đã vượt nhiều khó khăn, bao gồm điều kiện địa chất phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và thời tiết khắc nghiệt.
Việc xây dựng cây cầu cũng đòi hỏi một khoản chi phí khổng lồ, lên tới 144 triệu USD, tương đương 3,4 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, nó cũng yêu cầu sử dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến và thiết bị hiện đại nhất.
Mặt khác, không chỉ là một cơ sở hạ tầng giao thông mà Bắc Bàn Giang còn là một điểm thu hút khách du lịch do sự hùng vĩ và chiều cao của nó. Được biết đến là một trong những cây cầu cao nhất thế giới cùng vị trí tọa lạc tại thung lũng sông Bắc Bàn Giang thơ mộng, khu vực này đã có sự bùng nổ về du lịch trong thời gian qua.
Đài quan sát của cây cầu là một địa điểm nổi tiếng đối với các nhiếp ảnh gia và khách tham quan. Theo The Travel, nhiều du khách quan tâm đến cây cầu và kỹ thuật thường ghé thăm khu vực này để ngắm cảnh và tìm hiểu thêm về quá trình xây dựng cũng như ý nghĩa của nó. Được biết, tỉnh Quý Châu có đến 7 trong số 10 cây cầu cao nhất của Trung Quốc.
Tham khảo The Travel, China Daily
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI