Xây tuyến đường sắt cao tốc xuyên núi, vượt đèo: Tàu hỏa của Trung Quốc chạy 'như bay' với 350 km/h, tổng cộng 62 đường hầm và 86 cây cầu nhưng chỉ mất 6 năm để hoàn thiện
Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở tỉnh miền núi Quý Châu, Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là chuyến tàu đặc biệt khi đi băng qua những ngọn núi cao và thung lũng dốc.
Là một trong những khu vực có địa hình đặc biệt trên thế giới, với nhiều hang động và núi, tỉnh miền núi Quý Châu của Trung Quốc đã chứng kiến tuyến tàu được đánh giá là “điều kỳ diệu”, khi đi băng qua những ngọn núi cao và thung lũng dốc.
Quý Châu là địa phương nổi tiếng với rất nhiều đường hầm và cầu cheo leo. Sau hơn 6 năm xâu dựng, tuyến đường sắt đoạn Quý Dương - Nam Ninh sẽ giúp hành khách vừa có thể vừa di chuyển nhanh chóng, vừa ngắm cảnh quan thiên nhiên bên ngoài cửa sổ.
Xinhua cho biết, tuyến đường sắt này nối Quý Dương với khu tự trị Choang, Quảng Tây, phía nam Trung Quốc (thủ phủ là Nam Ninh). Đoạn đường này có 86 cây cầu và 62 đường hầm. Do đó, quãng đường đi của tàu có tới 90% là cầu và đường hầm.
Một trong những hành khách đầu tiên của chuyến tàu đặc biệt này là ông Xu Jiyou, 74 tuổi, một công nhân đường sắt đã nghỉ hưu. Ông và vợ đang trên một chuyến đi để kỷ niệm 50 năm ngày cưới.
Xu chia sẻ: “Chúng tôi đã đổ mồ hôi, cống hiến tuổi trẻ để góp phần xây dựng tuyến đường sắt này.”
Ông cho biết, trước đây, Quý Châu chỉ có những chuyến tàu chậm, các toa được sơn màu xanh lá. Nhưng giờ đây họ có thể di chuyển bằng tàu cao tốc rất tiện lợi và thoải mái.
Yang Shengquan, 37 tuổi, là một hành khách khác trên chuyến tàu. Anh rất vui mừng khi chuyến tàu cao tốc mới đã đi vào hoạt động. Anh thậm chí còn chụp lại ảnh khi đường sắt được xây gần ngôi làng mình sinh sống.
Do điều kiện địa chất phức tạp của vùng núi tây nam và địa hình hiểm trở, đội ngũ thi công tuyến đường này đã đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ hệ sinh thái và các điểm du lịch.
Long Zongming, nhà thiết kế chính của Đường sắt cao tốc Quý Dương - Nam Ninh, chia sẻ, tuyến đường này đi qua khu vực cao nguyên Vân Sơn với nhiều ngọn núi, sông nước và nhiều điểm tham qua.
Ga cuối của tuyến tàu là ở huyện Lệ Ba. Đây là một trong những nơi có tài nguyên du lịch phong phú nhất ở Quý Châu, với 57 điểm tham quan.
Tuyến đường sắt cao tốc chỉ đi qua vùng “đệm” của khu bảo tồn thiên nhân quốc gia Maolan ở Quý Châu. Hiện tại, tuyến đường sắt đã trở thành một cảnh quan mới và tạo điện kiện di chuyển thuận lợi cho du khách.
Luo Jia, một hướng dẫn viên du lịch ở Quý Châu, đang dẫn 52 khách tham quan khu danh lam Tiểu Thất Khổn, cho hay: “Trước đây phải mất ít nhất 2 ngày để sắp xếp một chuyến đi và du khách phải ngủ lại qua đêm. Giờ đây, thời gian di chuyển giữa Quý Dương đến Lệ Ba đã giảm từ hơn 3 giờ xuống còn 57 phút.”
Ding Yi, quan chức châu tự trị Miêu Kiềm Nam, chia sẻ với Xinhua: “Đây không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch mà còn giúp tạo điều kiện rất thuận tiện cho hoạt động du lịch.”
Theo ông, việc tuyến đường sắt Quý Châu - Lệ Ba được vận hành sẽ có tác động đáng kể đến cả tỉnh, thúc đẩy sản lượng kinh tế, du lịch, mô hình giao thông vận tải và tăng cường hợp tác du lịch.
Theo số liệu chính thức, Lệ Ba đã đón hơn 14 triệu du khách trong năm nay, tăng 42,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu du lịch đạt 13,7 tỷ NDT (1,89 tỷ USD), tăng 43,37% so với năm trước.
Tham khảo Xinhua
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"