Các quốc gia Đông Nam Á đang có những kế hoạch rất tham vọng nhằm chiếm một phần quan trọng của thị trường xe điện (EV).
Ngành công nghiệp ô tô đã có những chuyển biến căn bản khi các quốc gia toàn cầu hướng đến mục tiêu giảm phát thải. Tại hội nghị thượng đỉnh COP26 (vào tháng 11/2021), nhiều quốc gia và các nhà sản xuất ô tô hàng đầu đã cam kết loại bỏ dần các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040.
Các quốc gia Đông Nam Á chuẩn bị cho cuộc cách mạng xe điện. Khu vực Đông Nam Á có những lợi thế như một trung tâm sản xuất giá rẻ và có thị trường rất hứa hẹn. Đồng thời, các chính phủ trong khu vực đang sớm có kế hoạch để có lợi thế trong việc giành lấy miếng bánh trong thị trường. Mục tiêu là ra nhiều cơ hội khác nhau cho ngành công nghiệp xe hơi để xuất khẩu cũng như phục vụ thị trường trong nước.
Thái Lan là quốc gia có nền công nghiệp xe hơi phát triển nhất trong khu vực. Quốc gia này sản xuất khoảng 2 triệu xe mỗi năm và đang ráo riết cho các kế hoạch chuyển đổi sang xe điện. Năm ngoái, Thái Lan công bố lộ trình đưa 30% sản lượng ô tô là xe điện vào năm 2029 với nhiều chính sách thúc đẩy và thu hút đầu tư cho ngành công nghiệp này.
Indonesia, nhà sản xuất Niken lớn nhất thế giới - thành phần quan trọng trong Pin Lithium - đặt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu xe điện.
Với lợi thế của mình, Indonesia đã đưa sản xuất pin trở thành phần cốt lõi trong chiến lược xe điện của riêng mình dựa trên nguồn tài nguyên khổng lồ là quặng Niken.
Quốc gia này đã cấm xuất khẩu Niken vào năm 2020 để bảo vệ ngành công nghiệp của mình nhờ thu hút các hãng sản xuất pin lớn đến đầu tư. Hãng sản xuất pin CATL (Trung Quốc) cam kết đầu tư 5 tỷ USD; LG Chem sẽ tham gia liên minh với Tập đoàn pin Indonesia (IBC) và Foxconn cũng thông báo sẽ sản xuất xe điện và pin ở Central Java (Indonesia).
Trong khi đó, Việt Nam đang phát triển với VinFast, hãng xe mới đang khao khát chinh phục thị trường Mỹ và châu Âu. Việt Nam cũng đã có các chính sách để "đón đầu" làn sóng ô tô điện. Đáng kể là ưu đãi miễn lệ phí trước bạ cho người mua ô tô điện hay việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện để khuyến khích đầu tư, sản xuất.
Tờ Business Time bình luận, việc chuyển hướng sang di chuyển bằng xe điện là điều cần thiết để bảo vệ sản xuất xe trong khu vực. Tuy nhiên, người tiêu dùng ở thị trường Đông Nam Á và cả các nhà sản xuất ô tô hiện có dường như chưa sẵn sàng để thích ứng và khai thác sự mở cửa thị trường. Điều này có thể mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia.
Hiện tại, các nhà sản xuất OEM Nhật Bản hiện vẫn có vị thế dẫn đầu trong khu vực. Nhưng các hãng xe như VinFast cũng đang tìm được chỗ đứng. Các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu đã đặt ra các mục tiêu phát thải đầy tham vọng cho mình và có kế hoạch tung ra hàng trăm mẫu xe điện chạy pin mới vào năm 2025. Vì vậy, họ rất quan tâm đến việc hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong quá trình chuyển đổi từ động cơ đốt trong.
Trong ít nhất 5 năm tới, các công ty quốc tế lớn này sẽ tiếp tục thống trị lĩnh vực sản xuất trong khu vực, trước khi các doanh nghiệp ttrong nước có thể nắm quyền kiểm soát. Khi doanh số bán hàng và tiếp thị của xe điện ngày càng phát triển, trọng tâm phải là chuỗi giá trị và mạng lưới. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp địa phương sẽ có lợi thế trước các đối thủ ngoại.
Khu vực Đông Nam Á được xem là thị trường mới tiềm năng khi tỷ lệ sở hữu xe ô tô vẫn dưới 20%. Theo các chuyên gia, các sản phẩm có giá cả phải chăng, trang bị nhiều công nghệ và thiết kế hấp dẫn sẽ có tiếp cận tốt hơn. Đây là thế mạnh của các hãng xe Trung Quốc, hay những hãng mới như VinFast có thể tham gia thị trường.
Thương hiệu Việt được thành lập năm 2017 bởi Vingroup và bắt đầu sản xuất ô tô vào năm 2019. Rất nhanh chóng, VinFast đã giới thiệu 2 mẫu xe ô tô điện đầu tiên của mình tại LA Auto Show hồi tháng 11 năm ngoái và dự định bán xe tại Mỹ với mức giá cạnh tranh nhờ mô hình cho thuê pin.
VinFast cũng công bố kế hoạch mở các cơ sở sản xuất tại Mỹ vào năm 2024 và Đức vào năm 2025. Tại Việt Nam, hãng xe cũng đang xây dựng một nhà máy pin trị giá 174 triệu USD, ban đầu sẽ sản xuất 100.000 bộ pin và có thể đạt công suất lên tới 1 triệu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"