Xe điện tự cân bằng phát nổ thường được đổ lỗi cho pin, nhưng thực tế có nhiều nguyên nhân, và chưa tồn tại tiêu chuẩn an toàn cho loại sản phẩm này.
Xe điện tự cân bằng (hoverboard) bất ngờ trở thành cơn sốt từ đầu năm nay sau khi hàng loạt ca sĩ nổi tiếng của Mỹ như Justin Bieber, Wiz Khalifa sử dụng chúng khi biểu diễn.
Giáng sinh năm ngoái, thị trường Mỹ chứng kiến sự tăng vọt của sản phẩm này, trang bán hàng trực tuyến công bố bán được 5.000 chiếc hoverboard chỉ trong ngày Black Friday và bán 12 chiếc mỗi giây trong ngày Cyber Monday.
Tuy vậy, những sản phẩm này ngày càng dấy lên mối nguy về an toàn.
Một phụ nữ tên Jessica Horne ở Louisiana đã mất nhà ở sau khi chiếc hoverboard hiệu Fit Turbo phát nổ. Ảnh: CNET.
Theo Hiệp hội An toàn tiêu dùng Mỹ (PSCS), đã có 12 sự cố liên quan đến hoverboard trong tháng 12/2015, tháng 7/2016, ít nhất 60 vụ xảy ra, gây cháy nổ nhiều tài sản với tổng trị giá lên đến 2 triệu USD, riêng tại Mỹ.
Sự cố cũng diễn ra theo nhiều cách, nhiều hoverboard phát nổ khi đang sử dụng, nhiều chiếc khác bắt lửa khi đang để trong kho.
Amazon đã phải ngưng bán nhiều mẫu hoverboard vì các thông tin này. Nhiều tiểu bang ở Mỹ, các thành phố trên thế giới cũng cấm sử dụng hoverboard.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ
CNET khẳng định không có một lý do cụ thể cho những sự cố này, và do đó không có cách để phòng tránh trong thời điểm này. Những gì người dùng có thể làm là tuân thủ các cảnh báo của nhà quản lý.
Một nguyên nhân thường được giải thích nhất là việc sạc quá mức hoverboard, điều này là khó tránh khỏi bởi người dùng đã quá quen việc cắm sạc thiết bị và bỏ quên chúng, bởi các công nghệ hiện đại có thể tự ngắt nguồn điện khi đã đầy.
Sự cố cháy nổ hoverboard tại Mỹ vào 12/2015 từng làm khó cảnh sát trong việc tìm ra nguyên nhân thực thụ. Mãi đến tháng 7/2016, họ mới đưa ra nguyên nhân: các viên pin lithium-ion trong hoverboard quá nhiệt, gây nổ. Nửa triệu sản phẩm đã bị thu hồi để đảm bảo an toàn.
Pin lithium-ion là nguyên nhân chính
Giải thích khoa học đằng sau các vụ nổ thực tế không phức tạp: cũng như laptop, điện thoại, hoverboard sử dụng các gói pin lithium-ion, chứa các dung dịch dễ cháy.
Nếu viên pin bị đoản mạch, và có nhiều nguyên nhân: lớp nhựa mỏng phân cách hai cực bị thủng, pin bị va đập…, dòng dung dịch chứa các electrolyte bên trong sẽ nóng lên nhanh chóng, khiến pin phồng và cuối cùng là phát nổ.
Hoverboard của Timothy Cade từ Florida phát nổ dù không cắm sạc. Ảnh: CNET.
Ngoài các tác động ngoại lực, một viên pin lithium-ion hoàn toàn có thể tự cháy. Pin xài lâu sẽ ngưng đọn các mảnh kim loại nhỏ nhưng sắc bén trên trong, và tự đâm thủng vỏ ngoài.
“Khi điều này xảy ra, nhất là trong trường hợp bị thủng khi đang sạc, một lượng nhiệt lớn sẽ xuất hiện khiến các electrolyte bị sôi lên, vỏ pin rách và ngọn lửa bùng lên”, The Wired dẫn lời giáo sư Khoa học vật liệu Jay Whitacre từ Đại học Carnegie Mellon.
Như đã nói, đây là vấn đề cũ. Năm 2004, hàng trăm trường hợp đi động phát nổ được ghi nhận cho cùng nguyên nhân, Dell từng phải thu hồi hàng triệu pin laptop năm 2006. Thậm chí, gần đây Boeing phải hoãn ra chiếc 787 Dreamliner để tìm giải pháp làm mát các viên pin lithium-ion của nó.
Tuy nhiên, khoa học cho đến hiện tại vẫn chưa có công nghệ thay thế các sản phẩm này, vì vậy, độ an toàn của thiết bị vẫn nằm ở các tiêu chuẩn khắt khe dành cho các nhà sản xuất.
Lúng túng trong chuẩn an toàn
Ngay cả tại Mỹ, các tiêu chuẩn đôi khi mù mờ. “Chúng tôi từng phải kêu gọi các công ty cùng ngồi lại, lập nên một tổ chức chuyên về các tiêu chuẩn an toàn”, Woflson từ CPSC nhớ lại những dự định sau liên tiếp các sự cố liên quan pin những năm 2005.
Đa số pin hiện tại đều có ít nhiều chuẩn mực an toàn, như các ống thông gió khẩn cấp, các viên pin phải qua hàng loạt kiểm định độ rơi, phá hủy hay sốc điện thử để chắc chắn đảm bảo.
Thế nhưng hoverboard là sản phẩm hoàn toàn mới. “Đây là sản phẩm chưa từng có tiêu chuẩn an toàn”, Wolfson nói với CNET.Enlarge Image
Đã có những tiêu chuẩn dành cho xe hoặc đồ chơi, nhưng hoverboard không thực sự nằm trong số đó. Một làn sóng thiết bị đã đến, nhưng chúng ta chẳng biết áp dụng chuẩn nào.
Chưa có tiêu chuẩn an toàn thống nhất cho hoverboard. Ảnh: Business Insider.
Do vậy, dù đa số các hoverboard đã đạt tiêu chuẩn an toàn về pin, không chiếc hoverboard nào được kiểm định hoàn toàn các thành phần. Đa số các thiết bị được quảng cáo “đạt chuẩn UL” (một tiêu chuẩn an toàn uy tín của Underwriters Laboratories), thực tế chỉ được chứng nhận 1-2 phần bên trong.
Thực tế, Buzzfeed đã làm một phóng sự chấn động vào tháng 11/2015, cho thấy đa số (nếu không phải tất cả) hoverboard bán tại Mỹ đều được sản xuất trong hàng nghìn nhà máy tại Trung Quốc.
Điều đáng nói, các công ty này hầu như không chuyên về hàng điện tử, họ sản xuất sản phẩm theo dòng chạy thị trường. Chỉ một năm trước đó, phần nhiều nhà máy này chỉ gia công gậy tự sướng.
Vì thế, hầu như các sản phẩm này không đạt được bất kỳ tiêu chuẩn an toàn, bởi các nhà sản xuất còn không nắm được tiêu chuẩn trên.
Và ngay cả khi được chứng nhận, cũng khó lòng xác định nguồn gốc thực sự của pin trong hoverboard, bởi đã nhiều trường hợp pin dỏm được phát hiện.
Theo Zing News
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4