Vào ngày thứ hai vừa qua, Dubai đã có một buổi trình diễn thử nghiệm chuyến bay đầu tiên cho một chiếc taxi bay. Đây là kế hoạch của Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất với tham vọng dẫn đầu thế giới về ngành công nghệ dịch vụ taxi bay không người lái.
Một xưởng sản xuất trực thăng tự lái (volocopter) của Đức đã chế tạo loại taxi bay theo mô phỏng một chiếc trực thăng 2 chỗ ngồi, với 18 cánh quạt được gắn vào bộ khung hình tròn, cố định trên nóc cabin. Điều đặc biệt ở đây là buổi thử nghiệm chuyến bay không người lái đầu tiên của nước này.
Người dân Ả-rập đang chứng kiến chuyến bay thử nghiệm không người lái ở Dubai.
Để có thể thực hiện chuyến bay 30 phút mà không cần đến hệ thống điều khiển từ xa, volocopter phải có đầy đủ thiết bị đảm bảo an toàn cho những sự cố rủi ro nhất có thể xảy ra, gồm pin dự phòng, rôto và dù nhảy đề phòng trường hợp xấu nhất.
Hàng chục công ty Mỹ và Châu Âu với tiềm lực tài chính và tầm nhìn viễn tưởng tốt đang chạy đua để tạo ra một loại phương tiện giao thông mới - volocopter. Nó là sự kết hợp giữa ôtô điện không người lái và trực thăng cỡ nhỏ cùng với kỹ thuật cất/hạ cánh thẳng đứng.
Trong số đó phải kể đến công ty sản xuất máy bay Airbus đang có mục tiêu sẽ đưa vào hoạt động loại taxi tự lái vào năm 2020. Và Kitty Hawk - công ty được hậu thuẫn từ nhà đồng sáng lập Google, ông Larry Page, và cả công ty Uber đang bàn bạc với đối tác về chiến lược kinh doanh cho loại phương tiện mới này.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters trước buổi trình diễn, nhà đồng sáng lập Volocopter và là giám đốc sáng tạo của công ty cho biết sẽ chỉ ra mắt công chúng khi đã hoàn thành sản phẩm. Họ muốn chứng minh bằng những hành động cụ thể, chứ không chỉ là lời nói suông hay những tưởng tượng xa vời.
Cuộc thử nghiệm được tiến hành trong một nghi lễ của hoàng tử Dubai - Sheikh Hamdan bin Mohammed (người đang ngồi trong volocopter).
Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất đang cố gắng khẳng định mình giữa tình hình đất nước bị sa lầy trong chiến tranh và những cuộc xung đột, bằng cách vươn lên trở thành một quốc gia có tiềm năng phát triển công nghệ cao.
Để biến điều đó thành sự thật, họ dự tính vào năm 2021 sẽ tiên phong phóng con tàu thăm dò không người lái lên sao Hỏa. Nếu thành công thì Ả-rập sẽ thay thế giới hoàn thành sứ mệnh khám phá vũ trụ đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Và tương lai Dubai còn nhiều cách khác để dẫn đầu trong việc phô trương lực lượng, bao gồm việc tung ra tàu điện ngầm tự lái và robot cảnh sát đầu tiên tại nơi này.
Hoàng tử Sheikh Hamdan từng phát biểu: "Khuyến khích đổi mới và áp dụng các công nghệ kĩ thuật hiện đại nhất không chỉ đóng góp vào sự phát triển của đất nước mà còn xây dựng cầu nối vững chắc đến tương lai."
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"