Được mệnh danh là quả đấm của lục quân, xe tăng chủ lực là cỗ máy chiến tranh đầy sức mạnh trên chiến trường.
Leopard-2A6 của Đức được đánh giá là xe tăng chủ lực tốt nhất thế giới hiện nay. Xe được đưa vào sử dụng trong quân đội Đức từ năm 1979 và được xuất khẩu cho 15 quốc gia trên thế giới.
Leopard-2A6 sử dụng pháo chính 120mm với khả năng bắn đạn hóa học nên Leopard là xe tăng duy nhất trên thế giới có khả năng tham gia vào một cuộc tấn công hủy diệt lớn. Xe sử dụng giáp tổng hợp với khả năng chống chịu rất tốt với các loại đạn xuyên giáp.
M1A2 Abrams là loại xe tăng chủ lực của lục quân Mỹ. Được đưa vào trang bị trong quân đội Mỹ từ năm 1980, xe tăng được đặt tên theo Creighton Abrams, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ giai đoạn 1972-1974.
M1A2 được các tạp chí quân sự trên thế giới xếp hạng 2 trong top 10 loại xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới. Xe được trang bị pháo nòng trơn 120 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm, đại liên phòng không 12,7 mm. Trọng lượng chiến đấu của xe khoảng 67 tấn. Xe tăng được bọc giáp Chobham với khả năng chống chịu rất tốt trước các loại vũ khí chống tăng.
Là hậu duệ của T-72 lừng danh, T-90 chính là trụ cột sức mạnh của lục quân Nga hiện nay. T-90 được đưa vào sử dụng trong biên chế lục quân Nga từ năm 1992 và đạt được rất nhiều thành công về mặt xuất khẩu.
T-90 được trang bị hỏa lực mạnh đúng trường phái Liên Xô với pháo chính nòng trơn 125 mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo, súng máy đồng trục 7,62 mm, đại liên phòng không 12,7 mm. T-90 được trang bị hệ thống bảo vệ tới 3 lớp bao gồm giáp tổng hợp siêu bền, giáp phản ứng nổ Kontalk-5 và hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1.
Challenger-2 của Anh được đánh giá là chiếc xe tăng được bọc giáp tốt nhất thế giới hiện nay. Các nhà thiết kế của Anh đã hy sinh khả năng cơ động của xe để tăng cường bảo vệ cho kíp xe. Xe sử dụng giáp hộp Chobham cấp 2. Xe tăng này có thể hứng chịu 4 quả đạn chống tăng RPG-7 và một tên lửa chống tăng Milan mà không bị phá hủy. Nó chỉ chào thua súng phóng lựu chống tăng RPG-29 của Nga.
Challenger-2 sử dụng pháo chính 120 mm nòng xoắn, súng máy đồng trục 7,62 mm, đại liên phòng không 12,7 mm. Khối lượng chiến đấu của xe lên đến gần 70 tấn. Xe có phạm vi hoạt động tương đối hạn chế chỉ khoảng 450 km.
Nói đến xe tăng, Merkava-IV cũng là một trong những chiếc xe tăng chủ lực được bảo vệ tốt nhất thế giới hiện nay. Xe sử dụng loại giáp tổng hợp kết hợp với mặt cắt khá dốc làm cho nó có khả năng chống chịu rất tốt với các loại đạn xuyên giáp.
Merkava-IV sử dụng pháo chính 120 mm nòng trơn có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo, 2 súng máy đồng trục 7,62 mm, đại liên phòng không 12,7 mm cùng môt súng cối 60 mm. Khối lượng chiến đấu của xe lên đến 65 tấn. Loại xe tăng này đã tham gia rất nhiều cuộc xung đột quân sự dọc trên dải Gaza.
Là chiếc xe tăng đắt nhất thế giới, Leclerc của Pháp là trụ cột cho sức mạnh của lục quân Pháp. Xe tăng này được đưa vào sử dụng trong quân đội Pháp từ năm 1993. Xe sử dụng pháo chính nòng trơn 120 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm, đại liên phòng không 12,7 mm. Xe sử dung giáp module xung quanh tháp pháo có thể thay thế một cách dễ dàng.
Type-10 của Nhật Bản được xem là một gương mặt mới trong những xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới hiện nay. Xe được trang bị giáp nano tinh thể thép được xem là một cuộc cách mạng mới trong việc bảo vệ cho xe tăng. Type-10 sử dụng pháo chính 120 mm của Đức, súng máy đồng trục 7,62 mm, đại liên phòng không 12,7 mm. Xe được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số hiện đại.
Type-99 của Trung Quốc được xem là một sự kết hợp giữa hai trường phái xe tăng Liên Xô và phương Tây. Thân xe phát triển dựa trên T-72 của Nga, tháp pháo kiểu phương Tây. Type-99 là loại xe tăng hiện đại nhất của Trung Quốc hiện nay. Xe sử dụng pháo chính nòng trơn 125 mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo, súng máy đồng trục 7,62 mm, đại liên phòng không 12,7 mm. Tuy nhiên, để sử dụng đại liên 12,7 mm, xạ thủ phải thò đầu ra ngoài xe tăng đây được xem là điểm hạn chế lớn so với tiêu chuẩn xe tăng hiện đại của thế giới.
Theo Soha.vn
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"