Xem chú robot thông minh đã giải thành công bài toán Tháp Hà Nội cực khó như thế nào
Bạn có biết tới thử thách Tháp Hà Nội?
Nếu bạn đang đọc bài viết này, nhiều phần trăm là bạn đang sống ở Việt Nam? Vậy bạn có biết một thử thách giải đố nổi tiếng mang tên Tower of Hanoi – Tháp Hà Nội không?
Nó là một trò chơi giải đố mang tính toán học bao gồm 3 cọc và một số lượng đĩa tròn có kích cỡ khác nhau, các đĩa có lỗ nhỏ ở giữa để cắm vào 3 cọc kia. Trò chơi mở đầu với một số lượng đĩa nhất định xếp vào 1 cọc theo thứ tự kích cỡ đĩa tăng dần từ dưới lên trên, tạp nên một cái “tháp”.

Mục tiêu của trò chơi là di chuyển toàn bộ số đĩa có sẵn từ cọc này sang cọc khác. Luật của trò chơi rất đơn giản:
- Chỉ được di chuyển một đĩa một lần.
- Chỉ được lấy đĩa trên cùng của một cọc.
- Không được đặt đĩa to hơn lên trên một đĩa bé hơn.
Với 3 chiếc đĩa, thì số bước chơi để hoàn thành là 7 bước. Số bước chơi tối thiểu để hoàn thành Tháp Hà Nội là 2n-1, với n là số đĩa.
Các bạn có thể chơi Tháp Hà Nội tại đây.

Cách giải Tháp Hà Nội 6 đĩa.
Mới đây, một cậu thực tập sinh có tên Yosef Mirsky đã tạo ra một con robot có tên UR5, cậu robot này có thể giải được Tháp Hà Nội gồm 7 chiếc đĩa, tổng cộng là 127 bước. Trước khi xem thì bạn hãy nhớ rằng cậu robot này còn có thêm những thử thách khác cho mình:
- Cậu ta không có mắt, việc đếm đĩa hay xem cọc nào có vòng to bao nhiêu hoàn toàn phải “sờ” mới biết được.
- Đây là dự án đầu tiên của một thực tập sinh mới "vào nghề".
- Cậu robot nàykhông thể google ra đáp án.
Và các bạn đừng trách móc thanh niên Mirsky về cách mà anh “troll” chú robot nhỏ bé tội nghiệp này ở cuối video.

Xem chú robot UR5 giải Tháp Hà Nội như thế nào.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Đây là điện thoại gập đắt nhất Việt Nam: Giá sương sương cỡ... 19 chiếc Galaxy Z Flip7 bản 512GB
Trong khi điện thoại gập đang dần trở nên phổ thông nhờ mức giá ngày càng dễ tiếp cận từ các hãng như Samsung hay Oppo, thì Vertu (thương hiệu điện thoại xa xỉ đến từ Anh) lại chọn đi theo hướng ngược lại.
Sếp Samsung kể về mối quan hệ với Google: Từng có khởi đầu "đau đớn" khi phải viết lại toàn bộ code, giờ đây cùng nhau kiến tạo tương lai của Android