Xem hai con robot trò chuyện với nhau thông qua Google Dịch, vì một con dùng tiếng Ý và một con dùng tiếng Thụy Điển
"Tên bạn xấu quá".
Cảnh tượng hai con người ngồi trò chuyện với nhau chẳng có gì đặc biệt, nhưng hai cái máy tính ngồi nói chuyện thông qua dây nối thì hoàn toàn khác. Chúng đặc biệt đến mức được lên triển lãm cơ mà!
Đó là tác phẩm có tên Lost in Computation của nhà thiết kế và cũng là nghệ sĩ Jonas Eltes. Tạm dịch là Mất nghĩa khi tính toán, một cách chơi chữ nói lái của Lost in Translation, đại ý là chỉ việc mất nghĩa khi dịch một từ sang ngôn ngữ khác, tác phẩm này được trưng bày tại triển lãm Made in Space tại Copenhagen, Đan Mạch. Trong đó, hai cỗ máy chat tự động sẽ ngồi trò chuyện với nhau với nhiều ngôn ngữ khác nhau, cụ thể là tiếng Thụy Điển và tiếng Ý và tất cả lời hay ý đẹp của chúng sẽ được dịch ra bằng Google Translate.
Xem hai con robot trò chuyện với nhau bằng hai ngôn ngữ khác nhau.
Bản thân anh Eltes là một người Thụy Điển sống tại nước Ý, vậy nên tác phẩm này có hơi hướng văn hóa của cả hai đất nước. Có lẽ đằng sau tác phẩm này, anh muốn nói tới những khó khăn của một cuộc trò chuyện giữa hai con người thuộc những nền văn hóa, những ngôn ngữ khác nhau sẽ khó khăn như thế nào.
Cuộc nói chuyện giữa hai cái máy diễn ra cực kì khôi hài, theo một kiểu rất tự nhiên, khi mà hai cỗ máy hiểu nhầm nhau và thậm chí chọc ngoáy nhau nữa. Khi một con robot xưng tên họ của mình, con kia đã đáp lại rằng “Tên bạn xấu quá”.
- Không. Tôi là một con người mà. Bạn thì sao?
- Đừng giả vờ mình là con người nữa, thằng robot.
Eltes giải thích rằng tác phẩm này của anh sử dụng hai con bot chat tự động, chạy trên nền tảng Raspberry Pi, liên lạc thông qua server web Node.js và Socket.IO để có thể có được một cuộc trò chuyện thời gian thực. Con robot nói tiếng Thụy Điển mở lời trước “Hello – Hej” và từ đó, chúng rôm rả một góc triển lãm.
“Phần còn lại của cuộc trò chuyện này là một tấm gương phản chiếu thời gian thực cho thấy hàng triệu cuộc hội thoại giữa người và những con bot chat này diễn ra như thế nào”, Eltes nói với phóng viên trang Creators.
Những câu trả lời chính là những suy nghĩ của các thuật toán machine learning, về câu nào sẽ hợp hoàn cảnh nhất, dựa trên những gì nó đã học được trong quá trình người sử dụng tương tác với mình. Tuy nhiên, lần này nó còn đi qua một lần dịch của Google Translate nữa và bạn biết đó, anh bạn Google của chúng ta vẫn nổi tiếng với việc dịch linh tinh, gây không ít hiểu nhầm cho người dùng.
- Này, bạn khỏe không?
- Xin chào. Bạn khỏe không?
Đây là những gì anh Eltes nói về tác phẩm này của mình:
“Đây chắc chắn là một dự án mà tôi đã mất rất nhiều thời gian suy nghĩ về nó và bản thân nó có thể nhanh chóng biến thành một câu hỏi triết học, về bản chất của bí ẩn về cậu chuyền thần thoại của Sisyphus (người đã bị trừng phạt phải đẩy một hòn đá khổng lồ lên sườn đồi, để rồi nó lại lăn xuống đè bẹp mình, cứ như thế liên tục cho tới vĩnh hằng – ngụ ý của Sisyphus trong văn hóa hiện đại là để chỉ một việc nặng nhọc nhưng vô ích).
Khi nói về ngôn ngữ và đặc biệt là ngôn ngữ, tôi nghĩ rằng nó có vô vàn yếu tố văn hóa nằm ẩn bên dưới chúng mà ta không thể dịch nó ra thành những dòng chữ trên máy tính được; cách thức mà sự hình thành ngôn ngữ đã tạo nên cách chúng ta suy nghĩ và tạo nên những nền văn hóa nơi ngôn ngữ ấy được sử dụng. Nhìn vào vai trò của máy tính và lính vực kĩ thuật số hiện tại từ một góc nhìn rộng hơn, tôi thấy rằng vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ con người không nhận ra rằng lượng thông tin hàng ngày mà mình nhận vào nhiều mức nào (những thứ mà sau này sẽ biến thành những quyết định, hành động và giá trị văn hóa), đó chính là sản phẩm của một phép tính nhị phân chỉ gồm 0 và 1.
- HAHAHAHA
- Bạn đang cười tôi đấy à?
Tôi nghĩ rằng, tôi có thể an tâm mà nói rằng bức tường kĩ thuật số dần dần sẽ biến thành một bức tường có thực. Ở mộc mức độ triết học cao siêu hơn, tôi tò mò xem rằng việc máy tính, trí tuệ nhân tạo tiến hóa sẽ thử thách ‘trí tuệ’ con người mức nào nữa, khi mà mọi hành động logic đều có thể biến thành những chuỗi 1 và 0, nhanh chóng hơn tốc độ xử lý của não người và ở một giá thành phải chăng hơn nhiều”.
Bỗng dưng, việc hai con robot trò chuyện biến thành một câu chuyện triết lý và không kém phần dài dòng ...
Tác phẩm này sẽ tiếp tục được trưng bày tại triển lãm Open Codes tại Trung tâm Nghệ thuật và Truyền thông ZKM ở Karlsruhe, Đức vào tháng Mười tới. Bạn có thể xem thêm những tác phẩm khác của Jonas Eltes tại website của anh.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"