Xem mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống Trái đất tạo cảnh tượng như 'mưa sao băng'

    Bảo Nam,  

    Một số người đã ghi lại được đoạn phim ấn tượng về màn "tái nhập cảnh" rực lửa của các mảnh vỡ từ tên lửa Long March 5B xuống Ấn Độ Dương.

    Sau khi mang theo phần mô-đun mới nhất của Trạm vũ trụ Tiangong lên quỹ đạo vào ngày 24/7 vừa qua, một phần của tên lửa Long March 5B do Trung Quốc sản xuất đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất vào ngày hôm 30/7, tạo ra một cảnh tượng rực rỡ trên bầu trời khu vực Ấn Độ Dương.

    Xem mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống Trái đất tạo cảnh tượng như 'mưa sao băng' - Ảnh 1.

    Một người dùng Twitter có tên Nazri Sulaiman đã quay được đoạn clip dài 27 giây ghi lại cảnh giai đoạn đầu tiên của tên lửa vỡ tung trên bầu trời Kuching, Malaysia. Sulaiman và những người khác ban đầu đã nhầm lẫn đây là một trận mưa sao băng, mãi cho đến khi các nhà thiên văn học xác định chính xác các mảnh vỡ đó là phần còn lại của một tên lửa Trung Quốc.

    Cũng vào chiều ngày 30/7, Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ đã xác nhận tên lửa Long March 5B đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất lúc 12:45 tối, theo giờ ET. Trung Quốc cho biết hầu hết các mảnh vỡ đã bốc cháy khi "tái nhập cảnh" tại khu vực biển Sulu giữa Philippines và Malaysia. Không giống như nhiều tên lửa hiện đại, bao gồm cả SpaceX Falcon 9, Long March 5B không thể kích hoạt lại động cơ của nó để hoàn thành việc tái nhập bầu khí quyển một cách có kiểm soát. Điều này khiến mọi người lo lắng về nơi tên lửa sẽ hạ cánh mỗi khi Trung Quốc phóng một tên lửa mới. Trên một chuyến bay thử nghiệm vào năm 2020, tàn tích của một tên lửa Long March 5B đã rơi xuống các ngôi làng ở Bờ Biển Ngà, dẫn đến các thiệt hại về tài sản.

    Tên lửa Trung Quốc rơi trở lại Trái đất.

    Sau màn tái nhập cảnh của tên lửa Trung Quốc, Quản trị viên của tổ chức NASA Bill Nelson đã lên tiếng chỉ trích nước này về sự thiếu minh bạch trong việc chia sẻ thông tin.

    “Trung Quốc đã không chia sẻ thông tin quỹ đạo cụ thể khi tên lửa Long March 5B của họ rơi trở lại Trái đất”, ông viết trên Twitter. “Tất cả các quốc gia du hành vũ trụ nên tuân theo các phương pháp tốt nhất đã được thiết lập và thực hiện phần việc của họ để chia sẻ trước loại thông tin này, cho phép dự đoán một cách đáng tin cậy về nguy cơ tác động của mảnh vỡ, đặc biệt là đối với các phương tiện vận tải hạng nặng như Long March 5B, vốn có thể gây rủi ro đáng kể thiệt hại về người và tài sản.”

    Trung Quốc có kế hoạch sử dụng tên lửa Long March 5B ít nhất hai lần nữa. Vào tháng 10, tên lửa sẽ mang phần thứ ba và cũng là phần cuối cùng của trạm vũ trụ Tiangong lên quỹ đạo. Năm tới, nó sẽ làm điều tương tự với kính viễn vọng không gian Xuntian cũng do nước này tự sản xuất.

    Tham khảo Engadget

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ